Sử dụng chế phẩm vi sinh trong kiểm soát dịch bệnh cá tra

Cá tra nuôi ao thâm canh sản lượng cao thì dịch bệnh cũng xảy ra nhiều và việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất gây ra nhiều hệ lụy, từ đó đã đặt ra vấn đề sử dụng chế phẩm vi sinh để kiểm soát dịch bệnh.

Vi sinh
Chế phẩm vi sinh trong thủy sản là những vi sinh vật sống

Nghiên cứu của bà Bùi Thị Bích Hằng ở Khoa Bệnh học Thủy sản, Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) vừa công bố cho thấy những lợi ích rõ ràng. 

Chế phẩm vi sinh là gì? 

Dịch bệnh xảy ra trên cá tra nuôi ao thâm canh với nhiều tác nhân gây bệnh: KST, nấm, vi khuẩn, …Việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất thường xảy ra tình trạng lạm dụng dẫn tới tình trạng kháng thuốc, ô nhiễm môi trường, tồn lưu thuốc trong thực phẩm. Từ thực trạng đó đã đặt ra vấn đề sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) để kiểm soát dịch bệnh cá tra. 

Chế phẩm vi sinh trong thủy sản là những vi sinh vật sống, khi bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho đối tượng thủy sản, cụ thể ở đây là cá tra. Chế phẩm vi sinh có thể được phân chia thành ba nhóm: 

- Nhóm 1 gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.

- Nhóm 2 gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp, Bacillus licheniformis và được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi.

- Nhóm 3 gồm các vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hóa, tăng trưởng, hệ miễn dịch.  

Vi sinh
Chế phẩm vi sinh có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào trình diện kháng nguyên

Vai trò của chế phẩm vi sinh 

Vai trò của chế phẩm vi sinh trong cải thiện sức khỏe và tăng trưởng. Đó là cải thiện quá trình tiêu hóa, thúc đẩy tăng trưởng của cá tra. Tăng cường sức khỏe và giảm  lệ nhiễm bệnh của cá tra. Nâng cao tỉ lệ sống của cá tra nuôi. 

Cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch của chế phẩm vi sinh: Chế phẩm vi sinh làm gia tăng quá trình thực bào, kích thích tế bào trình diện kháng nguyên tương tác với tế bào lympho T và B. Gồm có hoạt hóa trình hoạt động của tế bào T (trí nhớ và gây độc), kích thích tế bào B sản xuất kháng thể, kích thích sản xuất yếu tố tăng trưởng.  

Tóm lại, chế phẩm vi sinh có vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào trình diện kháng nguyên, để nhận biết tác nhân gây bệnh tốt hơn, trình diện đặc điểm kháng nguyên với hệ miễn dịch. 

Những thí nghiệm thực tế 

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh lên đáp ứng miễn dịch cá tra có kết quả cụ thể qua các thí nghiệm thực tế. Thí nghiệm với cá tra 10-15 g, gồm 5 nghiệm thức (30 cá/bể 250L) trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại. Cho ăn 2 lần/ngày, 3% trọng lượng thân trong 4 tuần. Thu mẫu vào tuần thứ 3 và 4. Cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri vào tuần 4. Tiến hành phân tích chỉ tiêu huyết học và miễn dịch. 

Thí nghiệm còn xác định chu kỳ bổ sung (Lactobacillus plantarum) cho cá tra. Thí nghiệm cùng với cá tra 10-15 g, gồm 5 nghiệm thức (30 cá/bể 250L) trong đó có 1 nghiệm thực đối chứng, 3 lần lặp lại, thực hiện trong 8 tuần. Cho ăn 2 lần/ngày, 3% trọng lượng thân. Thu mẫu vào tuần thứ 4, 6 và 8. Cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri vào tuần 8. Tiến hành phân tích chỉ tiêu huyết học và miễn dịch. 

Thu hoạch cá traThu hoạch cá tra. Ảnh: mekongasean.vn

Kết luận của nghiên cứu 

Sau 4 tuần thí nghiệm, chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung Bacillus coagulans và Lactobacillus plantarum tăng cao so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức bổ sung Lactobacillus plantarum 107 CFU/g cho kết quả mật độ tổng bạch cầu, hồng cầu và hoạt tính lysozyme tăng cao nhất. 

Sau cảm nhiễm với E. ictaluri, tỷ lệ chết của cá ở nghiệm thức bổ sung Bacillus coagulans và Lactobacillus plantarum thấp hơn so với đối chứng. Nghiệm thức bổ sung Lactobacillus plantarum (107 CFU/g) có tỷ lệ chết thấp nhất. 

Cá tra ăn thức ăn có chứa L. plantarum 107 CFU/g với các chu kỳ khác nhau cho thấy có sự kích thích đáp ứng miễn dịch. Sau 8 tuần thí nghiệm, nghiệm thực bổ sung L. plantarum 107 CFU/g trong 8 tuần và nghiệm thức bổ sung L. plantarum 107 CFU/g theo nhịp hai tuần cho kết quả đáp ứng miễn dịch, khả năng kháng vi khuẩn E. Ictaluri tốt nhất. 

Từ kết quả nghiên cứu, hy vọng được ứng dụng vào thực tế nuôi cá tra để đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Đăng ngày 20/11/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:17 26/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:24 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:13 24/04/2024

Nuôi tôm giảm phát thải từ nguồn gốc

Nuôi tôm-rừng và tôm-lúa có nhiều ưu điểm nhưng vẫn sinh ra khí CH4 tác động xấu tới môi trường và con tôm. Nên giảm phát thải từ nguồn gốc sinh ra là vấn đề trong nuôi tôm, qua chia sẻ của Tiến sỹ Lê Quang Huy là Phó tổng Bộ phận Tôm giống – Nuôi tôm – Công nghệ sinh học của Tập đoàn.

Nuôi tôm-lúa
• 10:26 22/04/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:33 02/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:33 02/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 08:33 02/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:33 02/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:33 02/05/2024