Sử dụng hormone 17β-estradiol sản xuất cá hề cái

Nghiên cứu này là một bước tiến mới góp phần vào lĩnh vực sản xuất nhân tạo các giống cá Hề (Amphiprion ocellaris) có giá trị cao trên thế giới theo quy mô công nghiệp.

Sử dụng hormone 17β-estradiol sản xuất cá hề cái
Sử dụng hormone 17β-estradiol sản xuất cá hề cái. Nguồn: Alamy

Tập tính xã hội của cá hề (Amphiprion ocellaris) bao gồm những cá thể lưỡng tính tự nhiên không có khả năng sinh sản. Tình trạng này đã gây ra sự cản trở việc sản xuất quy mô thương mại của một số lượng lớn cá con và cá bố mẹ trong hệ thống nuôi và sản xuất cá cảnh trên thế giới.

Để nâng cao sản lượng nuôi, những cá thể cá lưỡng tính tự nhiên phải được chuyển đổi thành những cá thể có giới tính rõ ràng vế chức năng sinh sản hoàn chỉnh trước khi ghép đôi và nhân giống.

Thí nghiệm

Trong nghiên cứu này, 17β-estradiol (E2) được sử dụng để tạo ra các con cá giống của A. ocellaris, với các nhóm cá được nghâm với nồng độ là 0,1, 0,2 và 0,4 mg/L E2 trong 15 ngày.

Giới tính được kiểm tra trên cơ sở mô của cơ quan sinh dục cá sau 15, 30 và 60 ngày, và công việc xác định nồng độ của hormon sinh dục được sử dụng trong nghiên cứu này. Tất cả các phương pháp xử lý đều áp dụng theo phương pháp feminization (cá hóa), như hiểu hiện mô học mô tả các tế bào mầm đực, các tế bào tinh hoàn và một số tế bào buồng trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau (oogonia, previtellogenic và vitellogenic) trong 30 ngày sau khi ngâm cá với E2.

Kết quả

Sau quá trình thí nghiệm, các tuyến sinh dục có cả hai mô buồng trứng và tinh hoàn, một đặc trưng điển hình cho thấy rằng cá vẫn còn lưỡng tính. Mặc dù E2 có hiệu quả trong việc kích thích sự trưởng thành của tuyến sinh dục, độ chín của trứng cá nhưng với nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến sự sống sót của cá.

Nồng độ thứ hai (0,2 mg E2/L) được coi là mức độ thích hợp nhất để kích thích sự cái hóa và đồng thời duy trì được sự an toàn của cơ thể cá sau 30 ngày ngâm với kích dục tố.

17β-estradiol, 17β-estradiol sản xuất giống cá, 17β-estradiol sản xuất cá hề cái, hormone 17β-estradiol

Kết luận

Từ các kết quả phân tích, các nhà khoa học đưa ra kết luận sử dụng kích dục tố 17β-estradiol (E2) để ngâm cá trong 15 ngày với nồng độ 0,2 mg/L. Sau đó 30 ngày cá sẽ có biểu hiện cái hóa và đảm bảo an toàn cho sức khỏa của cá. Nghiên cứu là một bước tiến mới góp phần vào lĩnh vực sản xuất nhân tạo các giống cá cảnh có giá trị cao trên thế giới theo quy mô công nghiệp.

Báo cáo đăng trên  Marine and Freshwater Behaviour and Physiology, Volume 50, 2017. 

Đăng ngày 08/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 01:28 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 01:28 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 01:28 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 01:28 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 01:28 27/04/2024