Sự biến đổi khí hậu của Trái Đất đã làm nước biển nóng lên kèm theo nồng độ acid trong nước biển cũng tăng cao. Khi nhiệt độ môi trường của đại dương tăng lên, lượng oxy cho các loài thủy hải sản cũng giảm dần, sóng nhiệt cùng tính acid trong nước tăng khiến loài cá phải di cư để không bị ảnh hưởng. Theo báo cáo chính thức của Liên Hợp Quốc, trong tương lai nhiều loài cá đại dương có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi biến đổi khí hậu.
Đại dương biến động
Sự ấm lên
Trong thế kỷ này, chỉ riêng sự nóng lên của nước biến đã gây ảnh hưởng đến lượng cá được đánh bắt và khai thác. Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ, việc đánh bắt cá tăng lên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng giống loài vô cùng lớn.
Tại báo cáo thống kê, ở những năm 1982 đến 2016 nhiệt độ bề mặt của nước biển đã tăng lên gấp đôi, việc này vẫn tiếp tục kéo dài và tác động lớn đến hệ sinh thái dưới biển.
Ngoài giảm mạnh lượng oxy, nước ấm lên cũng khiến tảo nở hoa gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khiến tôm cá chết, gây trắng hóa san hô, mất đi hệ sinh thái san hô vốn vô cùng phong phú và quan trọng của đại dương.
Tính acid trên biển tăng cao
Từ năm 1980 , 20-30% lượng acid trong đại dương là do con người tạo ra. Liên Hợp Quốc cho biết điều này ảnh hưởng tính hóa học của đại dương và làm tính acid tăng.
Khi tính acid trong đại dương tăng lên, một số động vật có vỏ sẽ bị ăn mòn mất. Điều này đã đe dọa lớn đến một số loài như tôm, cua , hàu……. Trước sự ăn mòn đó, các loài có vỏ cần được cung cấp một lượng ion đủ để tái tạo lại lớp vỏ.
Nếu không thể đưa ra giải pháp kịp thời, đại dương sẽ mang tính acid hoàn toàn vào năm 2080.
Suy giảm lượng oxy
Từ 1970 đến 2010, đại dương bị mất đi 0,5 - 3,3% oxy mỗi năm. Theo nghiên cứu trên đại dương đã tồn tại 400 vùng mà các loại sinh vật biển không thể sống và tồn tại. Theo nghiên cứu cho thấy, vùng chết ở vịnh Mexico ngoài chịu biến đổi khí hậu nghiêm trọng và thường xảy ra lũ lụt kèm mưa lớn ở gần đây.
Tương lai của các loài cá đại dương
Những biến đổi đang là lời cảnh tỉnh cho toàn thế giới nếu không muốn loài thủy hải sản tuyệt chủng. Liên Hợp Quốc dự đoán rằng năm 2100, đại dương sẽ mất đi nhiệt lượng bằng 2 đến 4 lần so với năm 1970.
Theo đó, từ năm 2087 đến 2100, sóng nhiệt toàn cầu có thể tăng 50% do lượng khí thải không ngừng tăng cao.
Lượng oxy trung bình trong đại dương sẽ giảm từ 3 đến 4 %, chất dinh dưỡng có sẵn trong đại dương cũng suy giảm từ 9 đến 12% vào năm 2100. Tính acid ăn mòn có thể sẽ ăn mòn các loài động vật có vỏ mạnh mẽ hơn và điều đó diễn ra quanh năm.
Khai thác có trách nhiệm
Với cuộc khủng hoảng khí hậu, không có gì đảm bảo hệ sinh thái sẽ phục hồi, nên chúng ta cần phải rất thận trọng.
Các loài cá bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhanh hơn so với nhiều loài trên cạn, chúng nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Đã có nhiều khu dự trữ thủy sản của thế giới bị khai thác quá mức hoặc đang suy giảm, nhiều loài thủy sản được người yêu thích như cá tuyết, cá hồi cũng bị thách thức trong cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ngoài tác động do nước biển ấm lên thì nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng tăng cao cũng dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Sự biến mất của các loài thủy hải sản không chỉ tác động đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người khi chúng ta mất nguồn thủy sản để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng. Do đó ngành khai thác phải có trách nhiệm khi tác động đến đại dương, vì khi các loài cá biến mất - thì con người cũng rơi vào khủng hoảng thực phẩm.