Sự lây truyền virus TiLV giữa các thế hệ cá rô phi

Một nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng về việc virus TiLV (Tilapia Lake Virus)- là một loại virus mới trên cá rô phi, có thể được truyền từ đời bố mẹ nhiễm bệnh đến trứng đã được thụ tinh.

cá rô phi nhiễm TiLV
Cá rô phi bị nhiễm TiLV

Phân tích cá bố mẹ nhiễm bệnh thấy rằng TiLV là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễn trùng hệ thống trên gan, thận, lá lách, não, tim và các mô liên kết. Nghiên cứu cũng phân lập được virus này trên các tuyến sinh dục và tế bảo trứng của cá bố mẹ.

Nhiều nghiên cứu còn chứng mình rằng từ trứng cá bị nhiễm có thể tạo ra hợp tử nuôi trong ống nghiệm bị nhiễm bệnh. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khác, virus có thể lây lan rộng rãi chỉ sau một lần tiếp xúc.

Bệnh TiLV trên cá rô phi

Các triệu chứng khi cá bị nhiễm TiLV. 

TiLV là bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng cả cá nuôi và cá tự nhiên. Nó được tìm thấy ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ virus lan truyền qua môi trường nước, sự lây nhiễm diễn ra khi nuôi nhốt chúng chung với nhau. Virus này có tỉ lệ tử vong cao (trong một số trường hợp có thể lên tới 90%), và giết chết hầu hết các ấu trùng cá rô phi. TiLV là nguyên nhân của các bệnh nhiễm trùng cận lâm sàng, vị trí bị nhiễm bệnh có thể không có bất kì triệu chứng nào.

Nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu muốn làm sáng tỏ liệu TiLV có truyền từ cá bố mẹ bị bệnh sang cơ quan sinh sản và con cháu của chúng. Để kiểm chứng câu hỏi này, họ đã tiến hành thực nghiệm ba cặp cá rô phi bố mẹ bằng việc tiêm vào cơ chủng virus TiLV NV18R. Trong đó, có hai cặp đã được tiêm nước muối để làm nghiệm thức đối chứng. Sau khi tiêm 6 ngày, cá vẫn không có triệu chứng bị nhiễm bệnh mặc dù khi kiểm tra thì chúng có mang virus.

Các nhà khoa học đã tiến hành sinh sản và thụ tinh cho trứng trong ống nghiệm. Họ sẽ quan sát trứng đã thụ tinh vào lúc 3, 12 và 64 giờ để xem sự phát triển của hợp tử. Sau đó họ sẽ gây chết cá rô phi và phân tích cơ quan nội tạng và mô.

Kết quả

Khi trứng được thụ tính tiến hành PCR – kĩ thuật giúp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng, nuôi cấy tế bào và lai tại chỗ (ISH), phần lớn chúng thuộc nhóm mang chủng virus TiLV NV18R. Các tế bào trứng thuộc nghiệm thức đối chứng thì không thấy dấu hiệu bị cảm nhiễm.

Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra cơ quan nội tạng của cá bố mẹ nhiễm bệnh bằng PCR thì cho thấy chúng có mang TiLV. Kết quả từ ISH cho thấy virus đã di chuyển từ chỗ cơ được tiêm đến các mô liên kết, gan và cơ quan sinh sản. Virus cũng được phát hiện ở trứng của con cái. Nhóm đối chứng thì không có dấu hiệu của TiLV.

Dựa vào kết quả trên, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng virus lây nhiễm đến các cơ quan là nhờ hệ tuần hoàn. Các khu vực mô gần với các mạch máu có thể là những vùng đầu tiên nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc, chúng nhanh chóng lan ra các tế bào bên cạnh và có thể lan đến bất kì cơ quan nào mà có động mạch cháy đến.

Khi kiểm tra các mẫu mô từ gan và cơ quan sinh sản, các nhà nghiên cứu chú ý đến việc nhiễm trùng ở tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu).  Từ dữ liệu trên, họ suy đoán rằng tế bào lympho bị nhiễm TiLV trong phản ứng miễn dịch đầu tiên- quá trình lây nhiễm tương tự cảm cúm.

Khi phát hiện tác động của virus lên cơ quan sinh sản của cá rô phi, các nhà nghiên cứu đã kết luận tế bào trứng bị ảnh hưởng nhiều hơn tinh hoàn. Bởi vì mô tinh hoàn cho kết quả PCR dương tính nhưng lại không thấy sự hiện diện của virus ở tinh trùng. Như vậy, sự nhiễm bệnh ở các tế bào trứng được thụ tinh có nguồn gốc từ trứng chứ không phải tinh trùng.

Khuyến cáo

Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu kêu gọi nhà sản xuất sử dụng cá bố mẹ không có TiLV và khuyến cáo nên kiểm tra trứng đã thụ tinh đảm bảo không bị nhiễm virus. Điều này sẽ giúp phòng ngừa sự sinh sôi nảy nở của mầm bệnh trong sản xuất giống.

Họ cũng đề nghị nghiên cứu thêm trứng nhiễm virus có phát triển thành ấu trùng, cá bột, cá hương nhiễm bệnh hay không. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc hiểu biết về việc phát sinh bệnh và lây nhiễm sẽ giúp chúng ta có thể phòng ngừa tốt hơn.

Đăng ngày 18/11/2019
Triệu
Dịch bệnh

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:04 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:04 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:04 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:04 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:04 29/03/2024