Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong tương lai

Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt 9.7 tỉ người vào năm 2050 điều này đồng nghĩa với việc ngành sản xuất lương thực phải tăng năng suất 60% so với hiện nay mới đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho toàn thế giới. Tuy nhiên, biến đối khí hậu đang và sẽ đe dọa nghiêm trọng đến nền sản xuất lương thực toàn cầu, trong đó có cả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Làm thế nào để chúng ta gia tăng sản lượng thực phẩm khi mỗi năm có từ 5 đến 7 triệu hecta đất trồng bị biến mất do dân số gia tăng, công nghiệp hóa và đô thị hóa?. Và chúng ta cần có giải pháp gì để đạt được mục tiêu do FAO đề ra là sẽ xóa sổ nạn đói vào năm 2030?

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản
Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản. Hình minh họa

Thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất lương thực toàn cầu

Theo FAO, khoảng 540 triệu người trên toàn cầu sống phụ thuộc hoàn toàn và ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hơn phân nửa trong số này xem thủy sản là nguồn cung cấp đạm và khoáng chất chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Cá cũng là nguồn cung cấp đạm cho khoảng 3.1 tỉ người trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cá cũng đã gia tăng từ 9.9 kg vào thập niên 60 đến 20kg vào năm 2014.

Thủy sản cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6% trong vòng  một thập kỷ qua. Theo FAO, sản lượng thủy sản toàn cầu đã tăng gấp 3 lần từ 1995 đến 2014 và đạt mức 74 triệu tấn vào năm 2014( châu Á chiếm 89%). Kết quả này có được là do sự thúc đẩy của cuộc cách mạng xanh, giúp gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người và đảm bảo an ninh lương thực thế giới.

Những mối đe dọa từ biến đổi khí hậu

Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản” được FAO công bố vào 2016 đã chỉ rõ ra biến đổi khí hậu sẽ làm đại dương ấm dần và acid hóa, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ,. Bên cạnh đó, các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven bờ biển cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của việc nước biển dâng cao, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi đến kỳ thu hoạch lại gặp phải mưa lũ lớn.

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản

Hạn hán đe dọa nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản. Nguồn: GAA

Biến đối khí hậu khiến tình hình khô hạn xảy ra ngày càng nhiều hơn trên thế giới, điều này tác động sâu sắc đến ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Sự ấm dần lên của trái đất dẫn đến sự thay đổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi, khiến cá nhạy cảm hơn đối với dịch bệnh và ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng cũng như sản lượng. Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng thủy sản toàn cầu.

Đâu là giải pháp?

Chính phủ các nước cần phải nâng cao khả năng quản lý cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên nước, nhằm hạn chế các hoạt động đánh bắt quá mức, gây ô nhiễm môi trường nước, vì điều này sẽ góp phần gia tăng thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.  Ngoài ra, chính phủ cũng cần xác định chiến lược hợp lý để thích ứng với biến đổi khí hậu  như đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thủy lợi giúp các hoạt động nuôi trồng diễn ra thuận lợi hơn.

Cần phải nghiên cứu đa dạng hóa các mô hình nuôi và các đối tương nuôi,đồng thời đổi mới công nghệ để sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước ao nuôi thủy sản.

Quan trọng nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như: nông dân, chính phủ, tổ chức nghiên cứu, nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ để tìm ra một giải pháp đồng bộ, thích hợp nhất để giảm thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản.
 

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nesar Ahmed- Canada
Đăng ngày 17/04/2017
CTV AN LÊ Lược dịch
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:17 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:17 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:17 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:17 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:17 26/04/2024