Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
Đánh bắt cá bằng hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

 Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Xyanua là gì? 

Xyanua là chất độc tác dụng nhanh có thể gây tử vong, cản trở khả năng sử dụng oxy của cơ thể. Xyanua có thể là chất khí hoặc chất lỏng không màu, chẳng hạn như Hydro Xyanua (HCN) hoặc Xyanogen Clorua (CNCl). Xyanua cũng có thể ở dạng tinh thể (rắn) như Natri Xyanua (NaCN) hoặc Kali Xyanua (KCN)…

Có một số dạng hóa học của Xyanua. Hydro Xyanua là chất lỏng màu xanh nhạt hoặc không màu ở nhiệt độ phòng và là chất khí không màu ở nhiệt độ cao hơn. Nó thường có mùi hạnh nhân đắng nhưng không phải lúc nào cũng tỏa ra mùi và không phải ai cũng có thể phát hiện ra mùi này. Natri Xyanua và Kali Xyanua là những loại bột màu trắng có thể có mùi giống hạnh nhân đắng. 

Theo các chuyên gia hóa học, Xyanua là hóa chất được sử dụng trong sản xuất sắt, thép, công nghiệp hóa chất, xử lý nước thải... Phân tích nguy cơ từ việc ăn cá nhiễm Xyanua, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết đây là chất cực độc, rất nguy hiểm nếu ăn vào. Chất này tác động rất mạnh đến hệ hô hấp và hệ thần kinh, gây nhiễm độc cấp tính. Trong thực phẩm, Xyanua tự nhiên có nhiều trong củ sắn, măng, một ít trong dứa… Trên thực tế, nhiều người ăn sắn đã chết vì chất Xyanua. 

XyanuaXyanua là chất rất độc. Ảnh: bachhoaxanh.com

Nghiên cứu lâm sàng ghi nhận nếu chỉ nhiễm lượng Xyanua rất nhỏ thì sẽ không gây ngộ độc bởi chất này khi đi vào cơ thể sinh vật sẽ biến đổi thành CO2 và được đào thải ra ngoài trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, khi vào cơ thể với hàm lượng lớn, Xyanua sẽ lấy hết ôxy, gây ra hiện tượng ngạt thở, ngăn chặn chuyển hóa năng lượng, gây buồn nôn, mệt mỏi, co giật và có thể dẫn tới tử vong. 

Theo PGS Thịnh, chỉ cần khoảng 50 - 200 mg Xyanua xâm nhập qua đường miệng đã có thể làm chết một người khỏe mạnh. Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, hàm lượng Xyanua cho phép tối đa trong môi trường là 0,01 mg/lít. 

Cơ chế hoạt động 

Mọi người có thể tiếp xúc với lượng Xyanua thấp trong cuộc sống hàng ngày từ thực phẩm, hút thuốc và các nguồn khác. Ăn hoặc uống thực phẩm có chứa Xyanua có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hít thở khí Xyanua, đặc biệt là trong không gian thông gió kém có khả năng gây hại lớn nhất.  

Sau khi tiếp xúc, Xyanua nhanh chóng đi vào máu. Cơ thể xử lý một lượng nhỏ Xyanua khác với lượng lớn. 

Với liều lượng nhỏ, Xyanua trong cơ thể có thể được chuyển hóa thành Thiocyanate, chất này ít gây hại hơn và được bài tiết qua nước tiểu. Trong cơ thể, Xyanua với lượng nhỏ cũng có thể kết hợp với một hóa chất khác để tạo thành vitamin B12, giúp duy trì tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh. 

Với liều lượng lớn, khả năng chuyển hóa Xyanua thành Thiocyanate của cơ thể bị hạn chế. Liều lượng lớn Xyanua ngăn tế bào sử dụng oxy và cuối cùng những tế bào này sẽ chết. Tim, hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương dễ bị ngộ độc Xyanua nhất. 

Tác hại trong sử dụng đánh bắt cá 

Để bắt cá bằng Xyanua, người ta nghiền nát viên thuốc Xyanua vào trong chai đựng đầy nước biển. Sau đó dung dịch Xyanua hòa tan này được phun trực tiếp lên các rạn san hô nơi cá ẩn nấp để làm chúng bị gây mê và bị người ta bắt rất dễ dàng. 

Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam thông tin rằng độc chất xuyanua vô cùng nguy hiểm. Ông cho biết, từ thời Đức Quốc Xã, Xyanua nhất là Hydro Xyanua từng được sử dụng để xử tử tập thể trong phòng hơi ngạt.

CáNếu cá được đánh bắt bằng Xyanua được bán tại thị trường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Theo phân tích của Trung tâm Đa dạng sinh học và cá của Mỹ vào năm 2016, khoảng 6 triệu con cá biển nhiệt đới được nhập khẩu vào Mỹ hàng năm để làm cá cảnh có thể đã tiếp xúc với chất độc Xyanua trong quá trình chúng bị con người đánh bắt. Một số trường hợp Xyanua đã được sử dụng quá liều để bắt cá. Gần 50% của lũ cá bị gây mê có thể chết. Những con cá sống sót sau đó được xuất bán sang cho giới chơi cá cảnh tại thị trường Mỹ. 

Lưu ý rằng, việc sử dụng độc chất Xyanua để hỗ trợ đánh bắt cá, cho dù với liều lượng ít thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nghiêm trọng hơn hết, chất độc này nếu sử dụng nhiều ngày sẽ khiến dãy san hô bị chết và hủy diệt nguồn lợi thủy sản, gây mất cân bằng hệ sinh thái và tác động tiêu cực đến tính bền vững của môi trường. 

Đăng ngày 06/03/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 18:38 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:38 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 18:38 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 18:38 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 18:38 27/04/2024