Tái chế phụ phẩm thủy sản: Khoảng trống "tỷ đô"

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chỉ tập trung sơ chế hoặc chế biến thô, chưa chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu, nên dù có giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng nhiều phụ phẩm thủy sản vẫn bị lãng phí.

Tái chế phụ phẩm thủy sản: Khoảng trống "tỷ đô"
Chỉ ít phụ phẩm tôm được sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Theo Bộ NN&PTNT, mỗi năm, cả nước có 250 - 320 nghìn tấn phụ phẩm thủy sản, chủ yếu là tôm. Tuy nhiên, hiện chỉ một phần nhỏ phụ phẩm được sử dụng để sản xuất phân bón, chế biến thức ăn chăn nuôi, còn lại bị xem là phế phẩm!

Chưa tận dụng hiệu quả thủy sản

Mỗi năm, Quảng Ngãi có trên 11,6 nghìn tấn thủy sản chế biến, trong đó phụ phẩm chiếm từ 15 - 20%, tương đương 1.740-2.320 tấn. Nguồn phụ phẩm này hoàn toàn có thể được chiết xuất và chế biến ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, để phục vụ nhiều ngành khác nhau, nhất là mỹ phẩm và dược phẩm.

Tuy nhiên, chưa có DN nào trên địa bàn tỉnh đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị để xử lý và chiết xuất phụ phẩm thủy sản. Vì vậy, ngoài một lượng nhỏ phụ phẩm thủy sản được sử dụng làm nguyên liệu, phục vụ ngành sản xuất phân bón, chế biến thức ăn chăn nuôi, thì số còn lại trở thành phế phẩm!

Không chỉ lãng phí, việc vứt bỏ phụ phẩm thủy sản còn gây ô nhiễm môi trường. Tại KCN Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhiều DN, cơ sở chế biến thủy sản nói chung, tôm nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý phụ phẩm. “Nước thải và phụ phẩm tôm bị phân hủy tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhưng hiện giờ chúng tôi chưa biết làm cách nào xử lý triệt để”, đại diện một DN chế biến tôm tại KCN Quảng Phú cho biết. Đối với vấn đề tận dụng phế phẩm tôm để xử lý và tái chế thành các sản phẩm, đại diện DN này cho rằng cũng đã nghiên cứu và tính toán, nhưng chưa đủ nguồn lực đầu tư!

Không chỉ con tôm, mà hầu hết các loại phụ phẩm thủy sản đều có thể được xử lý và chiết xuất thành các sản phẩm phục vụ các ngành mỹ phẩm, dược phẩm, y tế... có giá trị kinh tế cao. Bởi cùng 1kg phụ phẩm tôm, nếu bán cho các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoặc phân bón thì chỉ có giá 2 - 3 nghìn đồng/kg; nhưng nếu được xử lý và tái chế, phục vụ cho ngành sản xuất thực phẩm, thì giá bán sẽ trên 100.000 đồng/kg; còn nếu nghiên cứu chiết xuất ra các chất phục vụ ngành y tế, mỹ phẩm, thì giá bán từ 500 - 600 USD/kg.

Việc tận dụng phế phẩm thủy sản vừa giúp các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm, y tế chủ động nguồn nguyên liệu sẵn có; vừa giải bài toán ô nhiễm môi trường, gia tăng giá trị ngành sản xuất và nuôi trồng thủy sản, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân...

Cần sự trợ lực

Dù mang lại giá trị cao, nhưng việc xử lý và chiết xuất phụ phẩm thủy sản đòi hỏi thời gian và chi phí đầu tư rất lớn. Ngoài nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ và trang thiết bị máy móc xử lý, chiết xuất phụ phẩm cũng phải tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành thủy sản trong tỉnh hiện nay là các DN chỉ thực hiện sơ chế, chế biến thô, chưa chú trọng đầu tư công nghệ nghiên cứu, xử lý và sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm thủy sản.

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, chi phí sản xuất tăng, thì việc tận dụng phế phẩm được xem là giải pháp căn cơ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho DN. Đây cũng là cơ sở giúp DN chuyển tư duy sản xuất từ “chế biến thô” sang “chế biến sâu”, nhằm giảm chi phí, tăng giá trị cạnh tranh, theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài sự nỗ lực của DN trong việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị máy móc, thì cần sự trợ sức từ cộng đồng xã hội, trong đó có việc nhà nước ban hành những cơ chế hỗ trợ ưu đãi và đặc thù, nhằm khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đến năm 2025, phụ phẩm từ ngành chế biến thủy sản trong cả nước, chủ yếu là tôm đạt trên 360 nghìn tấn. Trong đó, Quảng Ngãi cũng “đóng góp” gần 3.000 tấn. Nếu được xử lý và chiết xuất, mỗi năm, phụ phẩm từ tôm có thể chiếm 10% trong tổng giá trị ngành tôm, với khoảng 3 tỷ USD, tương đương giá trị xuất khẩu gạo của cả nước. Vì vậy, đây chính là “mỏ vàng” cho các DN, nếu chú trọng nghiên cứu và đầu tư công nghệ xử lý, chiết xuất.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 01/03/2019
Mỹ Hoa
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 21:16 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 21:16 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 21:16 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 21:16 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 21:16 27/12/2024
Some text some message..