Tại sao giá thành sản xuất nuôi tôm ở nước ta ở mức cao?

Với giá thành xuất khẩu cao, con tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường Quốc tế.

Tôm
Con tôm Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường Quốc tế. Ảnh: Tép Bạc

So sánh giá tôm giữa Việt Nam và các nước khác

Theo ghi nhận của Vasep, hiện nay, ngành sản xuất tôm của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về yếu tố khách quan lẫn chủ quan. 

- Yếu tố khách quan bắt nguồn từ lạm phát kinh tế toàn cầu. Khiến sức mua yếu, bên cạnh đó do nguồn tôm trên thế giới có giá trẻ hơn từ Ấn Độ, Ecuador,...

- Yếu tố chủ quan bắt nguồn từ những khó khăn nội tại, nguồn giống chưa được kiểm soát. Cộng với dịch bệnh đang lan rộng, diễn biến phức tạp.

Tôm thẻGiá tôm Việt Nam vẫn còn khá cao so với giá xuất khẩu tôm ở Ấn Độ Và Ecuador. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Quan trọng nhất vẫn là yếu tố giá thành của tôm Việt Nam còn khá cao. Cao từ 20.000 - 30.000 VNĐ/kg so với Ấn Độ và Ecuador.

Theo báo cáo gần đây của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 750.000 ha diện tích nuôi tôm. Trong đó:

- Tôm sú chiếm diện tích khoảng 610.000 ha.

- Tôm thẻ chân trắng chiếm diện tích khoảng 120.000 ha.

- Còn lại là các loại tôm khác.

Như vậy, hằng năm Việt Nam cung cấp khoảng 1 triệu tấn tôm nguyên liệu. Tính cả tiêu dùng trong nước và chế biến để xuất khẩu. Giá trị kim ngạch ước tính khoảng 4.3 tỉ USD (Số liệu năm 2022).

Ông Trần Hữu Lộc - Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP HCM - Người được cộng đồng ngành tôm gọi với cái tên là “Tiến sĩ tôm” chia sẻ. Đối với con tôm size 50 con/kg, thì giá thành của Việt Nam là 4 USD/kg, cao hơn con tôm của Ecuador đến 1,5 USD/kg và con tôm Ấn độ là 1 USD/kg.

Tiếp đó, với “vua tôm” Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đưa ra. Giá thành của tôm nguyên liệu đối với size 60 - 60 con/kg của Ecuador chỉ khoảng 2.3 - 2.4 USD/kg. Trong khi đó, con tôm Ấn Độ rơi vào khoảng 3.4 - 3.5 USD/kg. Nhưng con tôm Việt Nam lại nằm ở mức giá 4.8 - 5 USD/kg.

Nguyên nhân giá thành sản xuất tôm ở mức cao

Việt Nam thuộc một trong những nước nền sản xuất và xuất khẩu tôm top đầu thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý vẫn luôn xảy ra, đó là: Chi phí nuôi tôm cao, giá bán tôm cao nhưng người nuôi tôm vẫn nghèo. Vậy, với một số yếu tố sau đây sẽ giúp chúng ta lý giải được bài toán trên:

  • Diện tích ao nuôi

Có thể nói, nuôi tôm là một trong những nghề “Một mùa lãi gánh 3 mùa lỗ”. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy những bà con giàu lên từ con tôm không quá nhiều. Giá tôm cao thường rơi vào những năm mất mùa, thiên tai, tôm đạt sản lượng không cao. Chỉ những nơi không bị ảnh hưởng của thiên tai thì mới bảo tồn được sản lượng. Như vậy, giá tôm không phụ thuộc vào bà con nông dân.

Ao nuôiDiện tích ao nuôi nhỏ, phần lớn nguồn tôm chủ yếu từ các trang trại nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Tép Bạc

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra, đó là hầu hết các ao nuôi tôm đều có diện tích từ 1 - 2 ha. Nếu so sánh với các nước trên thế giới thì là rất thấp. Phần lớn, nguồn sản xuất tôm chủ yếu xuất phát từ các nông trại nhỏ lẻ. Diện tích nuôi thấp cộng với chi phí nhân công cao, khiến cho giá thành trội lên đáng kể.

  • Dịch bệnh liên tục

Dịch bệnh xảy ra liên tục, không dứt, khiến bà con rơi vào cảnh trắng tay khi nuôi tôm. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã có trên 1.6 nghìn ha trang trại nuôi tôm ở 6 tỉnh bị thiệt hại nặng. Tổng diện tích xác định được bệnh là khoảng 688 ha. Với con số này đã chiếm 42.7% tổng diện tích ao bị thiệt hại. Theo Cục Thú Y, các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh là những địa phương bị thiệt hại nhiều nhất.

Một số loại dịch bệnh phổ biến trên con tôm, bao gồm: Gan tụy cấp tính, bệnh do vi bào tử trùng (EHP), bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND) và hội chứng phân trắng,...

  • Chưa kiểm soát được chất lượng con giống

Có thể nói, người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn giống tốt. Khiến cho chất lượng giống giảm, tỷ lệ nuôi thành công không đạt hiệu quả cao. Từ đó, người nông dân phải nuôi đi nuôi lại nhiều lần. Vừa tốn nguyên liệu, vừa mất nhiều thời gian, chi phí. Cũng chính vì vậy mà con tôm bị đội giá lên ở những giai đoạn cuối.

Theo lãnh đạo của Vasep, hiện nay chất lượng tôm giống vẫn chưa được kiểm soát và kiểm dịch tốt trên thị trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Nên rất khó đánh giá về tiêu chuẩn cũng như chất lượng, quy hoạch vùng nuôi tôm còn tràn lan.

Tôm giốngChất lượng tôm giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: Tép Bạc

  • Gánh nặng về giá thức ăn nuôi tôm

Trong thời điểm “bão giá” vật tư đầu vào, nhất là giai đoạn giá thức ăn nuôi tôm đang tăng cao. Tại khu vực các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long, vụ tôm nước lợ năm 2023 đã qua mấy tháng nay như nhiều diện tích ao vẫn chưa thả hết tôm giống. Bên cạnh đó, thiếu nước mặn, khó xử lý môi trường ao, dịch bệnh xuất hiện nhiều. Khó khăn lớn nhất chính là chi phí đầu vào tăng cao, nhất là giá thức ăn nuôi tôm liên tục tăng suốt thời gian qua.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, giá của thức ăn nuôi tôm đã trải qua 2 đợt tăng. Mức tăng cao nhất là 2.000 đồng/1kg. Đồng nghĩa, việc 1 bao thức ăn nuôi tôm 25kg sẽ tăng từ 40.000 - 50.000 VNĐ. Nếu xét về loại rẻ nhất cũng có giá tăng 33.000 VNĐ/kg. Mỗi vụ tôm, sẽ kéo dài từ 100 - 110 ngày thì tôm mới đạt được sản lượng cũng như kích cỡ để xuất.

Đi tìm giải pháp ngành sản xuất tôm nước ta

Trước tình hình thế giới biến động do chiến tranh, lạm phát kinh tế, biến đổi khí hậu. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) nhận định, ngành tôm năm 2023 sẽ còn gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ xuất khẩu. Với việc đề ra kế hoạch xuất khẩu trên 4.3 tỷ USD, do đó chúng ta cần phải nỗ lực hơn nhiều.

Giám đốc Kỹ thuật Tập Đoàn Việt Úc - Ông Trình Trung Phi đã có những chia sẻ về giải pháp nuôi tôm theo công nghệ bền vững. Tập đoàn Việt Úc đã liên tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp mang tính công nghệ cao vào sản xuất. Không chỉ phát triển ngành tôm, mà còn bảo vệ môi trường. Mang lại lợi ích cho bà con nuôi tôm và cả cộng đồng. Bằng việc phân khúc chuỗi giá trị khép kín của ngành tôm, chủ động từ nguồn tôm bố mẹ. Từ đó, cho ra đời các thế hệ tôm giống tốt, nuôi tôm thương phẩm không kháng sinh. Mang lại con tôm an toàn trên bàn ăn của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tập đoàn Việt Úc đã chiếm ⅕ thị phần tôm giống cung cấp trong nước với 22 tỷ con tôm giống được sản xuất ra.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, để đạt được kim ngạch xuất khẩu và nuôi tôm theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các Ban ngành tỉnh thành phải liên kết với các địa phương, hiệp hội tham gia chuỗi tôm. Đảm bảo chuỗi sản xuất tôm được liên hoàn không đứt gãy. Kịp thời ngăn chặn con giống kém chất lượng, nguồn thức ăn tôm không được đảm bảo, các chế phẩm, xử lý môi trường nước,... Nâng cao chất từng từng lượng sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư hạ tầng trong nuôi tôm.

Bên cạnh đó, cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất tôm giống, thực hiện tốt các quy định về điều kiện nuôi, đăng ký đối tượng nuôi chủ lực, đảm bảo nguồn thức ăn thủy sản, kiểm soát tốt việc xử lý môi trường trồng thủy sản,...

Song song với đó, các doanh nghiệp, người nuôi tôm cũng phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động hơn trong việc sản xuất với điều kiện khó khăn như: Hạn hán, ngập mặn, phát sinh dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao,... Từ đó, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất theo mô hình giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, áp dụng các mô hình nuôi tôm có chứng nhận của VietGAP, GlobalGAP, ASC,... 

Đăng ngày 09/05/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 17:45 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 17:45 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:45 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:45 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:45 22/12/2024
Some text some message..