Tại sao nhiều cá hồi nuôi bị mất thị lực vào mùa hè?

Cá hồi nuôi thường bị mất thị lực vào mùa hè vì đục thủy tinh thể làm đôi mắt không trong suốt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ tăng, các nhà khoa học tại NIFES đã tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa sự tăng lên của nhiệt độ và chứng mù ở cá hồi.

Tại sao nhiều cá hồi nuôi bị mất thị lực vào mùa hè?
Mắt cá. Nancy Kennedy

Đục thủy tinh thể là một rối loạn mắt có thể ảnh hưởng đến cả người và cá. Mắt cá nên mờ  dần cho đến khi nó không còn trong suốt. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với cá hồi nuôi.

Nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu dinh dưỡng và nghiên cứu hải sản quốc gia (NIFES) cho biết: "Trường hợp xấu nhất là tầm nhìn của cá bị suy yếu đến nỗi không thể nhìn thấy thức ăn, ngừng ăn uống và ngừng phát triển.”

bệnh đục thủy tinh thể của cá

Thủy tinh thể của mắt là một quả cầu nhỏ trong suốt, không khác gì lòng trắng quả trứng, nó cũng bao gồm các protein trong suốt. Khi các protein bị phá hủy chúng chuyển sang màu trắng, và mất đi sự trong suốt của nó.

Cá hồi không thích nước ấm

Nguy cơ mù của cá Hồi sẽ cao hơn vào mùa hè, do nhiệt độ đại dương cao hơn.

"Vì cá hồi lạnh, nhiệt độ cơ thể cũng giống như nhiệt độ của nước. Nhiệt độ tối ưu cho cá hồi Đại Tây Dương là khoảng 13oC. Nếu nó nóng hơn, cá hồi sẽ không hoạt động tốt và có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn ", nhà khoa học NIFES nói.

Trong tự nhiên, cá hồi hoang dã có thể di chuyển đến những vùng nước sâu hơn và lạnh hơn khi nhiệt độ tăng, nhưng điều đó không làm được với cá hồi nuôi trong lồng bè ở ngoài biển.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến thủy tinh thể

Trong một nghiên cứu gần đây đã được công bố, các nhà khoa học thấy rằng có một số thay đổi xảy ra trong mắt cá khi nhiệt độ nước tăng. Một thay đổi quan trọng là thủy tinh thể hết các chất chống oxy hoá. Các chất chống oxy hoá bảo vệ mắt khỏi hư hỏng, và khi không có đủ thì các protein sẽ bị phá hủy hình thành các đốm trắng trong mắt. Đây gọi là stress oxy hóa.

Tương tự như bị đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đồng thời, thủy tinh thể thay đổi theo cách tương tự như những thay đổi nhìn thấy ở những người mắc đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường. Mức đường trong máu của cá hồi sống trong nước ấm tăng lên, và điều này có ảnh hưởng đến thủy tinh thể.
"Khi lượng đường trong máu tăng lên, lượng đường trong lens bị quá tải, và chúng ta thấy sự tích tụ của đường điều này gây ra vấn đề với sự cân bằng nước trong thấu kính.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự cân bằng nước

Mắt phải chứa đúng lượng nước để được trong suốt. Nếu nó sưng lên hoặc khô ra, điều này có thể làm hỏng tế bào và dẫn đến sự hình thành đục thủy tinh thể. Các nhà khoa học gọi đó là áp suất thẩm thấu.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng thủy tinh thể của cá hồi sống trong nước ấm có khả năng điều chỉnh sự cân bằng thấp hơn bởi vì chúng có ít osmolytes (chức năng của chúng là vận chuyển nước ra khỏi tế bào).

Histidine bảo vệ chống lại bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là vấn đề lớn trong nuôi trồng thủy sản trong 20 năm qua. Trước đó, các sản phẩm phụ từ động vật như bột máu đã được sử dụng trong thức ăn cho cá, nhưng nó  đã ngưng vào những năm 1990 do nguy cơ lây bệnh bò điên. Nếu thức ăn cá không có máu, và với ít bột cá thì cá hồi nuôi bị mất đi một nguồn quan trọng của histidine.

Histidine là một axit amin thiết yếu, có chức năng hình thành protein. Ngoài ra, axit amin này có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá và osmolyte. Điều này có nghĩa là histidine có thể bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng oxy hoá và giúp duy trì cân bằng nước trong thủy tinh thể, đó là lý do tại sao histidine có thể bảo vệ chống lại sự phát triển đục thủy tinh thể.

Bảo vệ cá hồi chống lại những thay đổi môi trường

Cá hồi phải nhận được đầy đủ acid amin là histidine cần để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng thông qua thức ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chứa đủ histidine. Các nhà khoa học tại NIFES trước đây đã phát hiện ra rằng cá hồi Đại Tây Dương cần khoảng hai lần nhiều histidine để giảm thiểu đục thủy tinh thể.. Tuy nhiên, điều này không phải là yếu tố đủ để loại bỏ đục thủy tinh thể.

NIFES 22/5/2017
Đăng ngày 25/05/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:19 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:19 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:19 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:19 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:19 25/04/2024