Tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Đề tài khoa học “Xây dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha Trang” do Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhuận (Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản - Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu, mở ra nhiều khả năng tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

mot so hai san
Hình một số hải sản xuất hiện ở rạn nhân tạo.

Đề tài được thực hiện từ năm 2013, với mục tiêu tạo ra các kiểu rạn nhân tạo phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi ở vùng biển Nha Trang, làm cơ sở cho các nhà quản lý địa phương lựa chọn và ứng dụng nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có tôm hùm con, hệ sinh thái và môi trường sống của các loài sinh vật biển.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu, thiết kế và thả 150 đơn vị rạn nhân tạo bằng bê tông với diện tích phủ nền đáy 10.000m2, thể tích vùng nước bao phủ 50.000m3 tại vùng biển khu vực phía đông phường Vĩnh Hòa (Nha Trang) để xây dựng mô hình. Đây là khu vực biển có độ sâu phù hợp, độ dốc đáy thấp, nền đáy cứng, có nhiều san hô chết và dòng chảy ổn định. Nguồn lợi thủy sản dồi dào nhưng đã có dấu hiệu suy giảm mạnh, có nhiều ấu trùng và con non.

Qua khảo sát, trước khi thả rạn nhân tạo xuống biển, vùng biển ở đây có thành phần sinh vật nghèo nàn, chỉ có 28 loài cá thuộc 19 họ và 5 bộ, chủ yếu có kích thước nhỏ, mật độ trung bình từ 8 - 9 cá thể/m2. Tuy nhiên, sau một thời gian xây dựng mô hình rạn nhân tạo, kết quả cho thấy mật độ thủy sinh và thành phần các loài trong và xung quanh rạn đã tăng lên liên tục theo thời gian. Cụ thể, sau 2 tháng (7-2014) khảo sát mật độ cá trung bình có 57 cá thể/cụm, sau 1 năm (6-2015) mật độ cá trung bình là 1.463 cá thể/cụm. Thành phần các loài cá ghi nhận được có 91 loài, thuộc 36 họ, 10 bộ. So với thời điểm trước khi thả rạn, thành phần loài cá ở khu vực thả rạn tăng lên gấp 3 lần; phần lớn các loài cá này có đặc trưng phân bố ở rạn san hô. Nhóm kích thước cá nhỏ hơn 10cm phân bố ở các cụm rạn chiếm tỷ lệ trung bình 82%; nhóm cá kích thước từ 10 - 20cm trung bình chiếm 14% và nhóm cá lớn hơn 20cm chiếm 4%. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy, rạn nhân tạo cũng là nơi thích hợp cho các loài sinh vật đáy cỡ lớn sinh sống (ghi nhận 13 loài), chủ yếu là nhóm thân mềm ăn rong rêu bám trên các khối bê tông của rạn. Mật độ phân bố tôm hùm con trong khu vực thả rạn cũng cao hơn khu vực ngoài rạn với số lượng dao động từ 26 - 54 con/1.000m2. Đặc biệt, sự xuất hiện các loài cá có kích thước lớn hơn 20cm, có giá trị kinh tế cao (cá kẽm hoa, cá hồng chấm đen) sau khi xây rạn là dấu hiệu của sự phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đánh giá, đề tài thực hiện đã đáp ứng được các mục tiêu và nội dung đề ra, có khả thi trong việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ tại vịnh Nha Trang khi triển khai trong thực tế. Theo chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Nhuận, thời gian đánh giá hiệu quả của mô hình xây dựng rạn nhân tạo chưa đủ lớn, nên cần tiếp tục có những nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo để xác định rõ các loài định cư, sinh sản, khả năng phát tán bổ sung con giống cho vùng biển ven bờ. Địa phương cũng cần có chính sách xây dựng một khu rạn nhân tạo với quy mô lớn phục vụ cho khai thác hải sản và du lịch giải trí. Tuy nhiên, việc phát triển các rạn nhân tạo cũng có khả năng phát sinh các mâu thuẫn xã hội về tranh chấp sử dụng mặt nước trong cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp khai thác du lịch. Vì vậy, chính quyền cần có giải pháp quản lý chặt chẽ, có sự phân định vùng nước ưu tiên và quy hoạch không gian ven biển rõ ràng khi xây dựng rạn nhân tạo.

Báo Khánh Hòa, 07/07/2016
Đăng ngày 09/07/2016
Lưu Khánh
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:01 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:01 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 10:01 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 10:01 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:01 23/12/2024
Some text some message..