Tâm nguyện “nội địa hóa” những sản phẩm khoa học

“Nhà khoa học Việt Nam trí tuệ không thua kém gì người nước ngoài, tại sao chúng ta phải dùng những thiết bị ngoại nhập, đắt đỏ?”.

tâm nguyện “nội địa hóa” những sản phẩm khoa học
Phòng thí nghiệm Hóa - lý, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM luôn có sự hiện diện của nữ tiến sỹ Trần Thị Ngọc Lan. Ảnh: Hà Thế An.

Trăn trở ấy đã khiến bà gắn bó với ruộng đồng, với bà con nông dân để cho ra những sản phẩm thiết thực. Dù đã nghỉ hưu, nhưng bà vẫn miệt mài với những đề tài nghiên cứu của mình. Bà tâm niệm: “Thành công sẽ đến với những người làm việc bằng cả trái tim”.

Bà là Tiến sỹ hóa họcTrần Thị Ngọc Lan.

Khi đã làm thì khó lòng dứt ra được...

Chúng tôi hẹn gặp bà vào một buổi sáng đầu tuần. Những người lao công ở tòa nhà trung tâm ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM cho chúng tôi biết TS Lan là người đầu tiên đến phòng thí nghiệm Hóa - Lý của trường.

Chưa đến 8h sáng, hình dáng một người phụ nữ nhỏ nhắn, tóc lấm tấm bạc mở cửa phòng thí nghiệm. Cánh cửa phòng thí nghiệm Hóa - Lý luôn sáng đèn sau 6h tối. Ít ai biết rằng, nữ tiến sỹ này đã nghỉ hưu gần 7 năm trời.

“Tôi còn nhiều dự án, nhiều đề tài lắm. Không đến phòng thí nghiệm một ngày, chắc tôi chịu không nổi”- TS Lan bộc bạch. Gần 40 năm làm công việc nghiên cứu, TS Lan xem căn phòng thí nghiệm này như là ngôi nhà thứ 2 của mình.

“Ngày đầu khó khăn lắm, chưa có được cơ sở vật chất, máy móc nhiều như thế này đâu. Vài năm trở lại đây, nhà trường mới đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị, chúng tôi mới đỡ vất vả hơn” - TS Lan kể.

Nhớ lại cách đây 10 năm, khi đang làm đề tài nghiên cứu về nano bạc, bà đã “ăn ngủ” luôn tại phòng thí nghiệm suốt 2 tuần. Có thời điểm làm những thí nghiệm hóa học, không thể bỏ dở, căng tin bán hết cơm, bà ăn mấy chiếc bánh ngọt rồi tiếp tục làm.

“Khoa học có một sức hút kỳ lạ, khi đã làm rồi là khó lòng dứt ra được” - TS Lan tâm sự.

Đôi chân không mỏi

Cơ duyên gắn kết nữ Tiến sỹ hóa học này với những người nông dân là một chuyến đi về vùng quê Gò Công (Tiền Giang) làm đề tài nghiên cứu. Thời điểm đó, bà đang làm thí nghiệm về các thiết bị quan trắc đo chỉ số không khí. Vì thế, bà phải về các vùng quê có chất lượng không khí đảm bảo để thực hiện các thí nghiệm.

Khu vực làm nghiên cứu với phòng thí nghiệm mini lại nằm giữa các đồng tôm. Trong một lần nhìn thấy người dân đo nồng độ PH trong ao tôm của mình, bà thấy rằng, dân đang sử dụng thiết bị ngoại nhập. Và người dân cũng không đo đạc những thông số khác ngoài nồng độ PH có trong nước.

Trong khi đó, trong các tiêu chuẩn về môi trường của kỹ thuật nuôi tôm mà các giáo trình nước ngoài chỉ rõ, cần phải có các quan trắc các chỉ số khác như nitrit (NO2) và amoniac (NH3)… để đánh giá được môi trường nuôi tôm.

“Tôi nhận thấy, những vấn đề này nằm trong đúng chuyên ngành của mình và đã có những nghiên cứu trước đó. Đây là cơ hội tốt để tôi mang những sản phẩm nghiên cứu của mình đến với nông dân” - TS Lan nhớ lại.

TS Lan cho biết, ao tôm rất dễ bị nhiễm hàm lượng amoniac và nitrit. Đây là chất độc trong con tôm thải và thức ăn thừa phân hủy mà người dân ít quan tâm. Tìm hiểu ở thị trường, bà nhận thấy, các thiết bị đo các chị số môi trường đều là hàng ngoại nhập có giá rất cao. Mặt khác, có những chỉ số môi trường rất quan trọng trong các ao nuôi tôm như nitrit, amoniac thì có rất ít công ty cung cấp.

Vì thế, với quyết tâm của một nhà khoa học, bà đã nghiên cứu và cho ra đời các thiết bị đo chỉ số môi trường cho ao nuôi tôm với giá thành rẻ hơn (có sản phẩm giá chỉ bằng 1/10 so với sản phẩm ngoại nhập). Doanh nghiệp khởi nghiệp mang tên Bình Lan ra đời từ đó.

Hiện nay, các thiết bị này đã đến được với hàng ngàn nông dân và các doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ…

“Nhà khoa học cần có những chuyến đi thực tế như vậy để có thể nắm bắt được những vấn đề mà người dân gặp phải. Như vậy, những công trình nghiên cứu mới có sự gắn kết với nhu cầu cộng đồng, mang lại giá trị cho xã hội” - TS Lan tâm sự.

Cũng từ một chuyến đi đến mảnh đất Tây Nguyên trù phú, nữ tiến sỹ hóa học này mới mắt thấy tai nghe những vấn đề của nông dân.

Thời điểm đó, nông dân ở Đăk Lăk lao đao với dịch nấm ký sinh trên cây tiêu. Loại nấm này làm cho lá bị vàng và rụng, sau đó cây tiêu sẽ chết từ từ. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, một số công ty đã về đến tận các hồ tiêu tư vấn loại thuốc hóa học có thể diệt trừ được loại nấm này. Tuy nhiên, người dân sau đó mới biết mình bị lừa khi thuốc không hề có tác dụng.

Không thể khoanh tay đứng yên, chứng kiến cảnh tượng người dân lao đao vì cây tiêu, TS Lan đã xây dựng quy trình diệt trừ nấm dựa trên tài liệu nghiên cứu của của Brasil và Ấn Độ (là những nước xuất khẩu tiêu). Sau đó, nữ tiến sỹ này cho ra đờisản phẩm diệt nấm đạt tiêu chuẩn Organic.

Để tăng thêm nhận thức của người dân về việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, TS Lan đã chia sẻ các thông tin về lĩnh vực này trên internet để giúp người dân phòng tránh việc các doanh nghiệp lừa đảo.

“Tôi thật sự xót xa khi nghe những câu chuyện buồn của người dân. Họtin tưởng vào các doanh nghiệp làm ăn không chân chính, dẫn đến tiền mất tật mang. Mong rằng, người dân sẽ tiếp cận được những kiến thức tôi chia sẻ trên mạng. Các cơ quan khuyến nông địa phương cũng cần phải có những đợt tập huấn để nâng cao nhận thức cho bà con nông dân” - TS Lan cho biết.

Còn nhiều dự án mà người phụ nữnhỏ nhắn này vẫn đang thực hiệnnhư nghiên cứu về nano bạc, xây dựng mô hình nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐH, dịch sách khoa học.

“Tôi chuẩn bị hoàn thiện nốt căn nhà của mình. 2 tầng trên tôi sẽ dành cho việc nghiên cứu. Tôi cũng đang kéo cô con gái đang ở Singapore về làm việc cùng với mình. Tôi già rồi, cũng mong những dự án của mình trong tương lai sẽ có người kế cận” - TS Lan trải lòng.

Dịch sách cho sinh viên, nhà nghiên cứu

Năm 2008, trong một chuyến công tác sang Nhật Bản, TS Trần Thị Ngọc Lan đã có cơ hội làm việc với GS Makoto Takagi (ĐH tổng hợp Fukuoka) và GS Hitoshi Watarai (ĐH Quốc gia Osaka). Đây là các tác giả cuốn sách “Cơ sở phân tích hóa học”. Nhận thấy cuốn sách này rất thiết thực cho sinh viên, nhà khoa học Việt Nam, TS Lan đã ngỏ ý muốn dịch cuốn sách sang tiếng Việt.

“Được sự đồng ý của các tác giả, tôi hợp tác với các dịch giả Nhật Bản dịch cuốn sách từ tiếng Nhật sang tiếng Anh. Sau đó, tôi mất 7 tháng trời để dịch sách từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đây là cuốn sách rất quý mà không chỉ sinh viên hóa học mà sinh viên chuyên ngành vật lý, sinh học đều cần đến”- TS Lan tâm sự.

Sau thời gian dịch, hơn 1500 cuốn sách đã được in. Phần lớn trong số sách đó được TS Lan tặng cho gần 60 trường ĐH và viện nghiên cứu khắp cả nước. Số ít sách còn lại được đưa vào thư viện trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho sinh viên, nhà nghiên cứu tìm đọc.

 

Theo Khám Phá
Đăng ngày 25/10/2017
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 02:46 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 02:46 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 02:46 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 02:46 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 02:46 28/01/2025
Some text some message..