Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Mặc dù các doanh nghiệp ngành tôm gặp nhiều khó khăn, ngành tôm phấn đấu đạt con số xuất khẩu là 4,3 tỷ USD như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra vào đầu năm 2023.

Chế biến tôm
Các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng từng lợi thế nhỏ

Khi năm 2022, doanh nghiệp ngành tôm gặp nhiều khó khăn khi thông tin ngành tôm thế giới chưa đầy đủ, tình hình sản xuất tôm trong nước, cũng như truy xuất nguồn gốc còn nhiều trở ngại, giá thành sản xuất tôm tăng cao do diễn biến giá vật tư thủy sản tăng.

Dù vậy trong năm 2023, các doanh nghiệp ngành tôm vẫn nỗ lực phát triển hơn so với năm 2022.

Để làm được điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản 2017, đặc biệt là quan tâm triển khai đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cả tôm sinh thái.

Cùng với việc thực thi Luật Thủy sản trong nuôi tôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng triển khai nhiều đề án liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, các địa phương thực hiện tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng tôm, ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Các đơn vị, doanh nghiệp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp hiệu quả cho người nuôi tôm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, con tôm Việt Nam vốn được khách hàng thế giới ưa chuộng và lựa chọn. Do đó, con tôm Việt tăng ưu thế khi được cấp mã số vùng nuôi, các chứng chỉ chất lượng như VietGAP, GlobalGAP… cũng là một lợi thế trong cạnh tranh.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp, người nuôi tôm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản, về an toàn thực phẩm, về thú y...

Thu hoạch tômNgười dân thu hoạch tôm ở Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Phát triển tôm sinh thái

Tôm Việt thành công tiến thẳng vào các thị trường khó tính một phần cũng nhờ vào các sản phẩm tôm lúa, tôm sinh thái, hữu cơ. Vì vậy, trong chiến lược phát triển ngành hàng tôm, con tôm sinh thái vẫn chiếm một vai trò quan trọng và chất lượng vượt trội.

Con tôm sinh thái phát triển chủ yếu ở những khu vực có rừng ngập mặn. Tại đây, người nuôi tôm chỉ thả giống, kiểm tra thời tiết, lấy nước tạo độ mặn thích hợp cho con tôm sinh trưởng.

Nói đến tôm sinh thái, không thể không nhắc đến Cà Mau. Đây là địa phương có diện tích tôm sinh thái rừng lớn nhất cả nước, mà đi đầu tại địa phương là Công ty cổ phần Minh Phú, tiếp đến là Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Camimex Cà Mau và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprimexco Năm Căn.

Theo ông Lâm Thái Xuyên, cán bộ kỹ thuật chăm sóc tôm rừng của Minh Phú, hiện Minh Phú đã xây dựng vùng nguyên liệu tôm sinh thái tại huyện Ngọc Hiển với diện tích hơn 10.000ha, chiếm tỷ lệ 50% diện tích tôm sinh thái của huyện huyện Ngọc Hiển.

Qua thời gian hoàn tất thủ tục, hồ sơ pháp lý, đã có 9.300ha tôm sinh thái được cấp chứng nhận hữu cơ như EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, Mangroves Shrimp và Seafood Watch Green.

Mô hình tôm lúaNhững năm qua, mô hình "con tôm ôm cây lúa" - luân canh trồng lúa kết hợp nuôi tôm - đã chứng minh được tính hiệu quả tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Với lợi thế về thủ tục pháp lý, cũng như các chứng nhận hữu cơ dành cho con tôm sinh thái Cà Mau, con tôm sinh thái đã được nhiều thị trường đón nhận và có dấu hiệu cạnh tranh tích cực.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, cho biết con tôm sinh thái Cà Mau đã thâm nhập thị trường châu Âu, Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường này tăng với con số 41% tại châu Âu, 85% tại Australia, 23% tại Canada, Hàn Quốc tăng 14% và Nhật Bản tăng 13%. Đây là dấu hiệu tích cực để con tôm sinh thái phát huy vai trò trong ngành tôm hiện nay.

Để con tôm Việt Nam có thêm khả năng cạnh tranh, vượt qua những khó khăn được báo trước hiện nay, ngành tôm còn phải nỗ lực nhiều hơn, gom góp từng yếu tố thuận lợi nhỏ nhất để thúc đẩy phát triển.

Chính vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh song song với xuất khẩu và gia tăng các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, ASC... con tôm Việt tuân thủ các quy định về sử dụng chất cấm, thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, thì các doanh nghiệp cũng phải tận dụng lợi thế tiêu thụ tại thị trường nội địa để nâng cao hình ảnh của con tôm Việt trong nước.

Có như vậy, ngành tôm mới phấn đấu đạt con số xuất khẩu là 4,3 tỷ USD như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra trong đầu năm 2023.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 08/03/2023
Trinh Hoàng Nhan
Kinh tế

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Quảng Ngãi sẵn sàng đón đoàn thanh tra của ủy ban châu Âu, hướng đến gở thẻ vàng thủy sản

Dự kiến cuối tháng 4, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có đợt kiểm tra lần thứ 5 việc tuân thủ các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đây là cơ hội để Việt Nam gỡ thẻ vàng thủy sản.

Họp
• 11:05 08/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:09 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:09 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:09 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:09 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:09 16/04/2024