Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Những năm vừa qua, do tác động của điều kiện môi trường và tình trạng khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của người dân ven biển.

Hệ sinh thái biển
Phục hồi và thực hiện các công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản là điều cần thiết. Ảnh: optika-italy.com

Thực trạng 

Theo Tổng cục Thủy sản, nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển và vùng nội địa đang đứng trước mối đe dọa về sự suy giảm nhanh chóng, hệ sinh thái thủy sinh cũng suy thoái nghiêm trọng. Trong khi công tác bảo tồn biển đang gặp nhiều khó khăn, môi trường sinh thái biển vẫn phải chịu những tác động nặng nề từ việc ô nhiễm rác thải nhựa đã góp phần làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản tự nhiên và suy thoái hệ sinh thái biển. 

Từ kết quả điều tra, đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn năm 2016 - 2020 khoảng 3,95 triệu tấn và có dấu hiệu tiếp tục suy giảm đáng kể so với giai đoạn 2000 - 2008 (giảm 22,1%) và giai đoạn 2011 - 2015 (giảm 9,5%). Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản lại có xu hướng tăng. 

Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu tích cực và nhanh chóng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự suy giảm, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các địa phương ven biển đã triển khai các giải pháp bảo vệ bằng cách thả con giống tái tạo nguồn lợi,.. 

Bảo vệ hệ sinh tháiÔ nhiễm rác thải nhựa đã góp phần làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Ảnh: twitter.com 

Thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi 

Bằng cách tận dụng thời gian nhàn rỗi và lợi thế từ đặc điểm địa hình, nguồn lợi thủy sản dồi dào, người dân nơi thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện khai thác thủy sản bằng một số ngư cụ cấm, gây mất an ninh trật tự.  

Từ thực trạng này, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng đã chọn xã Long Bình là điểm thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm tạo chuyển biến tích cực cho người dân và các địa phương lân cận.  

Đến nay, người dân trên địa bàn xã đã có ý thức chấp hành tốt các quy định trong khai thác thủy sản, trở thành điểm sáng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bản tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhiều hình thức, nhất là đến cán bộ, đảng viên, hội, đoàn thể về Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát trên sông nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp vi phạm. 

Tại bến phà Vàm Cống (cũ), phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, An Giang), Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh An Giang đã chủ trì, phối hợp UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang – Cần Thơ – Đồng Tháp trên sông Hậu năm 2022.  

Thả cá giốngThả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Báo kinh tế đô thị

Bộ NN&PTNT phát động phong trào thả cá với phương châm "Chung tay bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau”. Chương trình được triển khai giúp bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi các loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, quản lí hiệu quả hoạt động khai thác, ổn định và bển vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật Việt Nam.  

Qua đó, để tăng cường hiểu biết của cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển. Vừa qua 10/11/2022, Tổng cục Thủy sản đã phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.  

Cuộc thi hướng tới những mục tiêu về nâng cao hiểu biết về mức độ quan trọng của công tác bảo tồn, lan tỏa các thông điệp và hành động về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giúp người dân hiểu rõ hơn về đa dạng sinh học, vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia công tác bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.   

Đăng ngày 09/02/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 01:40 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:40 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 01:40 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 01:40 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:40 06/12/2024
Some text some message..