Tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch cho tôm thẻ bằng thảo dược

Việc cải thiện hệ miễn dịch cho vật nuôi bằng nhiều sản phẩm thảo dược đã không còn là khái niệm xa lạ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả tôm, đồng thời được xem là một giải pháp đáng cân nhắc để quản lý bệnh dịch.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: research.csiro.au

Tam thất, là một trong những loại thảo dược được nhắc đến, sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản, Myanmar và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.

Tam thất là gì? 

Tam thất (Panax notoginseng) thuộc họ Araliaceae và chi Panax, là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Bộ phận chính được dùng làm thuốc là rễ của nó. Ở Việt Nam, nó được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu… Trong Đông Y, tam thất được sử dụng để cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu. Nó được sử dụng cho những người bị chảy máu cam, nôn hoặc ho ra máu, tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu.  

Đây còn là loại thảo dược thường được sử dụng trong các ứng dụng lâm sàng, có thể đóng vai trò là chất kích thích tăng trưởng, điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn ở động vật thủy sinh do tác dụng tích cực của chúng trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng, khả năng miễn dịch và kháng bệnh.  

Ngoài ra, các enzyme tiêu hóa như trypsin, amylase, lipase và chymotrypsin là một chỉ số quan trọng về quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột tôm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như đề kháng của tôm. 

Củ tam thấtTrong tam thất chứa hơn 200 hoạt chất như saponin, polyacetylenes, sterol, flavonoid, polysacarit, cyclopeptide và axit amin

Hemocyte, tế bào máu tham gia vào hệ thống miễn dịch của động vật không xương sống và được tìm thấy trong huyết tương (hemolymph), đóng vai trò chính trong hệ thống miễn dịch của tôm. Hemocyte kiểm soát cơ chế bảo vệ tế bào bằng cách giải phóng các yếu tố bảo vệ cơ thể tôm trước sự tấn công của mầm bệnh. Tổng số lượng hemocyte (THC) là chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe hệ miễn dịch của vật nuôi. Theo nhiều nghiên cứu, một số loại thực vật có khả năng làm tăng lượng THC ở tôm, ví dụ chiết xuất hoàng kỳ (Astragalus membranaceus), sâm đại hành (Eleutherine bulbosa), chiết xuất lá cây chùm ngây (Moringa oleifera), diệp hạ châu (Phyllanthus amarus), cà lông Ấn Độ (Solanum ferox) và gừng gió (Zingiber zerumbet).   

Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của chiết xuất tam thất  Panax notoginseng (PNWE) đối với các phản ứng miễn dịch và chức năng enzyme tiêu hóa của tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, cũng đánh giá hoạt động của các enzym tiêu hóa trong ruột và số lượng vi khuẩn Vibrio cũng như quan sát mô bệnh học của gan tụy và ruột. 

Tiến trình nghiên cứu 

Nguồn tôm thẻ chân trắng (TTCT) thử nghiệm (trọng lượng 3,8 ± 0,5 g) được cung cấp bởi Khoa Nuôi trồng thủy sản, Đại học Khoa học và Công nghệ Pingtung, Đài Loan. Cho tôm giống thích nghi với môi trường trong 7 ngày và cho ăn thức ăn công nghiệp hai cữ mỗi ngày. Khi bắt đầu thử nghiệm, chia tôm thành các nhóm gồm 60 con, nuôi trong bể dung tích 250 lít nhưng chỉ đổ 200 lít nước biển có độ mặn 15 ppt và duy trì nhiệt độ 25 ± 1°C, pH 7,8 – 8. Cho tôm ăn hai lần/ngày với lượng thức ăn thương mại bằng 8% trọng lượng cơ thể tôm.  

Chuẩn bị 4 nhóm tôm, gồm nhóm đối chứng và 3 nhóm thử nghiệm với chiết xuất nước củ tam thất theo các tỷ lệ 50, 100, và 200 microgram (μg) trên mỗi gram tôm. Tiêm 20 microlit nước tam thất vào đốt bụng thứ hai đến thứ 3 của mỗi con tôm cho đến khi đạt liều tương ứng 50, 100 và 200 μg trên mỗi gram trọng lượng cơ thể. Nhóm tôm đối chứng chỉ được tiêm 20 microlit dung dịch muối.  

Tiến hành thu thập 10 con tôm ở mỗi nhóm tại các mốc thời gian 12, 24, 48, 72, 168 và 240 giờ sau khi tiêm. Lấy mẫu huyết tương của các nhóm tôm này để phân tích thông số miễn dịch gồm THC; đồng thời lấy mẫu ruột để đánh giá hoạt động của enzyme tiêu hóa khác nhau cũng như số lượng Vibrio. Ngoài ra, lấy mẫu gan tụy và ruột sau 240 giờ để quan sát mô bệnh học.  

Kết quả 

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ tam thất (Panax notoginseng) giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch, đồng thời duy trì hiệu suất tăng trưởng bằng cách điều chỉnh hoạt động của các enzyme tiêu hóa đường ruột của tôm thẻ chân trắng. 

Ngoài ra, cũng thấy được nước tam thất làm tăng đáng kể một số thông số miễn dịch, gồm THC, tế bào hạt (GC) và bán hạt (SGC); đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của các enzyme tiêu hóa khác nhau (chymotrypsin, trypsin và amylase) trên TTCT. Ở các nồng độ khác nhau, nước tam thất cũng làm giảm đáng kể số lượng Vibrio trong ruột mà không gây hại đến gan tụy và mô ruột.  

Cây tam thấtNhững nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chiết xuất  P. notoginseng cũng thúc đẩy tăng trưởng của một số loài cá cùng khả năng chống ôxy hóa

Sau 24 - 72 giờ, THC của nhóm tôm được tiêm 100 và 200 μg nước tam thất tăng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Sau 168 - 240 giờ, THC của các nhóm tôm bất kể nồng độ tiêm nước tam thất đều tăng đáng kể. Ngoài ra, GC và SGC của các nhóm tôm này cũng cao hơn nhóm đối chứng trong khi tỷ lệ tế bào máu hialin (HC) thấp hơn nhóm đối chứng. Nhóm tôm được tiêm 100 và 200 μg nước tam thất có số lượng GC tăng mạnh nhất.  

Theo đó, tại liều lượng 50 μg nước tam thất đã phát huy tác dụng kích thích enzyme tiêu hóa, nhưng để tăng cường đáp ứng miễn dịch cho tôm, cần tăng liều lượng nước tam thất lên trên 100 μg/g tôm. Do đó, muốn cải thiện miễn dịch cùng lúc với biểu hiện enzyme tiêu hóa, cần sử dụng liều nước tam thất trên 100 μg/g tôm.  

Dịch ép củ tam thất có khả năng điều hòa miễn dịch và kích thích tăng trưởng cho vật nuôi thủy sản nhờ hoạt chất saponin trong bộ phận rễ cây. Không chỉ trên tôm, một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng chiết xuất Panax notoginseng cũng giúp tăng cường sự phát triển và khả năng chống oxy hóa của vật nuôi (cụ thể là cá mú lai). 

Đăng ngày 15/01/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học
Bình luận
avatar

Công nghệ nano giúp và những tiện ích cho ngành NTTS

Ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu đang trải qua sự tăng trưởng chưa từng có, do dân số tăng và sở thích về thực phẩm thay đổi. NTTS, là nguồn cung cấp hải sản chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Nano bạc
• 10:11 04/09/2024

Thiết lập hệ thống thông tin mới về bệnh tôm

Một phần của chương trình Nền tảng hợp tác tri thức Úc-Indonesia (KONEKSI) 2024, công ty công nghệ nuôi trồng thủy sản Indonesia eFishery đã thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu với Đại học Padjadjaran (Unpad) nhằm triển khai phát triển một hệ thống thông tin mới về bệnh tôm.

Tôm bệnh
• 10:30 29/08/2024

Astaxanthin được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp

Vi khuẩn quang hợp có khả năng tổng hợp và tích lũy các sắc tố carotenoid, đặc biệt là astaxanthin. Astaxanthin được ngành nuôi trồng thủy sản quan tâm vì chúng tạo nên màu sắc cho một số loài, bao gồm cá tráp biển đỏ, tôm và cua.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:51 19/08/2024

IMTA: Kết nối các loài, cân bằng hệ sinh thái

IMTA là cụm từ viết tắt của Integrated Multi - Trophic Aquaculture, đây là môi hình nuôi trồng thủy sản kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau từ các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong cùng một môi trường.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:10 16/08/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 07:43 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 07:43 11/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 07:43 11/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 07:43 11/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 07:43 11/09/2024
Some text some message..