Tăng cường quản lý vùng nuôi tôm hùm ở Sông Cầu

Hiện nay, số lượng lồng nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu phát triển nhanh, dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành có chuyến khảo sát, kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục, ổn định vùng nuôi.

Tăng cường quản lý vùng nuôi tôm hùm ở Sông Cầu
Khu vực neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão tại Vũng Chào (thuộc vịnh Xuân Đài) có lồng bè nuôi tôm hùm dày đặc khiến tàu thuyền vào neo đậu gặp nhiều khó khăn - Ảnh: ANH NGỌC

Phá vỡ quy hoạch

Theo UBND TX Sông Cầu, đến nay có 6 xã, phường nuôi tôm hùm trên địa bàn đã xây dựng xong phương án phân vùng mặt nước nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích khoảng 980ha, số lượng thả nuôi tối đa khoảng 24.600 lồng. Đến nay, công tác đăng ký và cấp sổ tạm thời cho phép theo phương án phân vùng mặt nước biển đối với các hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè ở 6 địa phương này cũng hoàn thành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác quản lý các vùng nuôi chưa chặt chẽ, số lượng lồng bè tăng nhiều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, từ tháng 5-6/2017, sau đợt tôm hùm nuôi chết hàng loạt thì xảy ra tình trạng người dân ồ ạt di chuyển lồng bè ra khỏi phân vùng đã được quy hoạch. Tại các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, số lượng lớn lồng bè nuôi tôm hùm dày đặc, khiến tàu thuyền không thể ra vào khu neo đậu. Việc này làm cho công tác quản lý, sắp xếp lồng bè nuôi thủy sản ở nhiều địa phương gặp khó khăn.

Ông Phạm Đức Thành, Chủ tịch UBND xã Xuân Phương, cho biết: Tình trạng người dân lấn chiếm, nuôi trồng thủy sản trái phép ở khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Vũng Chào (thuộc vịnh Xuân Đài) gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào neo đậu. Địa phương cũng chỉ làm công tác vận động là chính, còn chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên tình trạng nuôi ngoài quy hoạch, lấn chiếm mặt nước nuôi thủy sản trái phép vẫn chưa xử lý dứt điểm. Thị xã và các sở, ngành chức năng của tỉnh sớm quy hoạch chi tiết vùng nuôi để địa phương di dời, sắp xếp lồng bè, ổn định vùng nuôi… Còn theo UBND xã Xuân Thịnh, địa phương đã thành lập các tổ quản lý cộng đồng nuôi trồng thủy sản nhưng các tổ này hoạt động không hiệu quả nên công tác quản lý vùng nuôi chưa tốt, nhiều lồng bè phát sinh ngoài quy hoạch so với phương án phân vùng mặt nước biển nuôi trồng thủy sản đã được duyệt…

Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: Thời gian qua, UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các địa phương quyết liệt di dời lồng bè nuôi thủy sản trái phép tại các khu neo đậu tàu thuyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào neo đậu, tránh trú bão. Đến nay đã di dời 34 bè với hơn 920 lồng nuôi thủy sản ra khỏi khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền tại Vũng Chào (vịnh Xuân Đài). Hiện còn 46 bè với hơn 1.000 lồng nuôi thủy sản và 6 rớ khai thác thủy sản vẫn chưa di dời khỏi khu vực neo đậu tàu thuyền tại đây. UBND TX Sông Cầu kiên quyết di dời số lồng bè nuôi thủy sản này trong thời gian sớm nhất. “Công tác quản lý, sắp xếp lồng bè thời gian qua tại một số địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa có giải pháp hiệu quả để kiểm soát sự gia tăng số lượng lồng nuôi, mật độ thả nuôi. Chính việc quản lý chưa chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi ngày càng nghiêm trọng, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi xảy ra thường xuyên”, ông Lương Công Tuấn cho biết thêm.

Khẩn trương khắc phục

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, hiện TX Sông Cầu có khoảng 8.500 lồng ươm nuôi tôm hùm giống, khoảng 29.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm, hơn 250 bè nuôi cá và khoảng 45ha mặt nước biển nuôi hàu, vẹm, ốc hương… Theo quy hoạch tổng thể thì TX Sông Cầu chỉ có khoảng 26.000 lồng nuôi tôm hùm. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh giống tôm hùm chưa được quản lý hiệu quả, các hộ kinh doanh chưa đăng ký, chưa tuân thủ các quy định về kiểm dịch con giống khi lưu thông trên thị trường. Địa phương chưa có giải pháp hiệu quả để kiểm soát tình trạng phát sinh số lượng lồng nuôi, thả nuôi tự phát tràn lan, chưa có giải pháp xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Mặt khác, người nuôi chưa quan tâm bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về nuôi trồng thủy sản…

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với các địa phương có nuôi thủy sản lồng bè và đã dự thảo xong Quy định quản lý lồng bè nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, đang lấy ý kiến của các sở, ngành, địa phương liên quan để tham mưu UBND tỉnh ban hành. Sở NN-PTNT tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát sự gia tăng lồng bè, tập trung kiểm soát nguồn giống tôm hùm nhập về địa phương và quản lý chặt chẽ việc làm mới lồng bè. Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh sớm trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua và chỉ đạo triển khai các giải pháp, đồng thời ban hành nghị quyết chuyên đề đối với con tôm hùm nuôi ở Phú Yên. UBND tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho các địa phương triển khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản, tiến đến giao, cho thuê mặt nước…

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Trà vừa chỉ đạo TX Sông Cầu phối hợp với Sở NN-PTNT sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết các vùng nuôi mặt nước biển trên địa bàn, đặc biệt là tại vịnh Xuân Đài; giao các sở Tài chính, KH-ĐT tham mưu nguồn kinh phí hỗ trợ để UBND tỉnh xem xét, quyết định. UBND tỉnh thống nhất việc ban hành quy định quản lý lồng bè nuôi trồng thủy sản tạm thời trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thành các nội dung, phù hợp với Luật Thủy sản 2017 vừa được Quốc hội thông qua để tỉnh ra quyết định ban hành. UBND tỉnh cũng yêu cầu TX Sông Cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ lồng bè, không để phát sinh; sớm xây dựng đề án Xã hội hóa thu gom và xử lý rác thải tại các vùng nuôi trồng thủy sản; củng cố các tổ quản lý cộng đồng về nuôi trồng thủy sản và tập trung di dời dứt điểm lồng bè nuôi thủy sản trái phép ra khỏi khu vực neo đậu tàu thuyền.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 17/01/2018
Anh Ngọc
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 15:02 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 15:02 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 15:02 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:02 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 15:02 23/12/2024
Some text some message..