Tăng trưởng “nóng” của thủy sản gây áp lực lên môi trường

Theo thống kê, cả nước hiện có 825 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu thụ nội địa, các cơ sở này thường phát sinh nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn.

thu hoạch tôm
Tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng kéo theo nhiều hệ lụy.

Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 4,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tới 8,9 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2022 cũng thu về khoảng 5,8 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả những thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...

Tuy nhiên, tăng trưởng “nóng” của nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là gây áp lực lên môi trường và đa dạng sinh học. Cả nước hiện có 825 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu và 3.280 cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu thụ nội địa. Các cơ sở này thường phát sinh nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn, vị trí sản xuất thường nằm ở khu vực ven sông, ven biển và nơi có nhiều cư dân sinh sống. Nước thải ảnh hưởng đến môi trường và các hệ sinh thái ven sông, ven biển...

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến đã chú trọng làm tốt công tác xử lý chất thải, tuy nhiên không ít cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản vẫn thờ ơ, không tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi trồng, chế biến thủy sản, thậm chí có những đơn vị bất chấp pháp luật, lén xả thải ô nhiễm ra môi trường khiến dư luận nhân dân vô cùng bức xúc.

Ðể đạt mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trước hết các cơ sở, các hộ nuôi thủy sản cần áp dụng nhiều hình thức nuôi thực hành tốt, giảm tác động đến đa dạng sinh học: nuôi kết hợp tôm-rừng, tôm-lúa; nuôi theo quy trình, chứng nhận bền vững (VietGAP, ASC, BAP…); liên kết với các công ty chế biến trong chuỗi giá trị… Các địa phương cần xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Ðối với lĩnh vực chế biến, ngoài các “hàng rào kỹ thuật” là quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng chế biến ở mức độ cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có cơ sở nuôi trồng, nhà máy chế biến vi phạm cần kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở chế biến thủy sản cần sớm được di dời đến các khu chế biến thủy sản tập trung theo lộ trình quy hoạch của địa phương và của cả nước.

Ðặc biệt, cần nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp về những giá trị thiên nhiên và các mối đe dọa làm suy thoái đa dạng sinh học đến từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng không bền vững; thúc đẩy doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản thực hiện cam kết thực hành sản xuất xanh nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, xã hội. Không chỉ tập trung cho đầu tư phát triển nuôi trồng, chế biến, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải có trách nhiệm quan tâm và dành ra nguồn kinh phí thích đáng để nghiên cứu, ứng dụng giải pháp về môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản, xem đây là hướng đi tất yếu và bắt buộc trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu hiện nay…

Môi trường & Cuộc sống
Đăng ngày 26/07/2022
Khánh Linh
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 10:40 02/12/2023

Rong biển là giải pháp nhanh chóng cho biến đổi khí hậu?

Thực phẩm thủy sản ngày càng được đặt lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự cho các hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai. Rong biển là sinh vật thủy sinh sống tự nhiên ở các bờ biển trên khắp thế giới và ngoài việc tạo nên các hệ sinh thái quan trọng ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Rong biển
• 11:40 28/11/2023

Thực hư vật liệu nổi nhựa HDPE có gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển

Hiện nay, mô hình nuôi thủy sản lồng bè tại một số địa phương trên cả nước, đang bắt đầu chuyển đổi từ vật liệu nổi xốp sang vật liệu nhựa HDPE. Tuy nhiên, vẫn nhiều ngư dân còn lo lắng về vấn đề các hạt vi nhựa có trong HDPE gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển. Thực hư như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết này nhé!.

Phao nổi
• 11:27 23/11/2023

Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi

Vi sinh vật là một phần quan trọng của hệ sinh thái ao nuôi, đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất thải hữu cơ, cân bằng hệ vi sinh vật, cải thiện chất lượng nước, tăng sức đề kháng cho tôm cá. Do đó, việc cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi là vô cùng cần thiết.

Vi sinh vật
• 10:18 22/11/2023

Cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi - Cá nào tốt cho sức khỏe?

Cá hồi được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cá hồi đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau.

Cá hồi
• 20:38 03/12/2023

Giải thích hiện tượng tôm càng xanh "ăn thịt đồng loại"

Tôm càng xanh là một loài động vật ăn tạp, chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, tôm càng xanh thường ăn thịt đồng loại. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Tôm càng xanh
• 20:38 03/12/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 20:38 03/12/2023

Đặc điểm của cá rô đầu nhím? Phân biệt cá rô đầu nhím với 2 loại cá rô đầu vuông và cá rô đồng

Hiện nay cá rô đầu nhím được rất nhiều nông dân lựa chọn và phát triển. Loại cá này dễ đầu tư và cho giá trị cao bởi những đặc điểm nổi bật của chúng.

Cá rô đầu nhím
• 20:38 03/12/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 20:38 03/12/2023