Tập huấn, tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn

Bình Định tổ chức các lớp tập huấn tập huấn, tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn.

rừng ngập mặn
Kiểm tra vây lưới trên rừng ngập mặn. Ảnh: NTN

Bình Định có hai đầm nước lợ diện tích tương đối lớn là đầm Thị Nại (5.060 ha) và đầm Đề Gi (1.600 ha). Trước năm 1975, diện tích rừng ngập mặn 02 đầm này lên tới trên 1.000 ha. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản và quá trình đô thị hóa làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng suy giảm nghiêm trọng, kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...

Trong tháng 6 năm 2022, Trung trâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức triển khai 5 lớp tập huấn tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn cho 100 hộ dân tại các xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận (huyện Tuy Phước) và phường Nhơn Bình (thành phố Quy Nhơn) nhằm giúp cho các hộ dân nắm bắt kỹ thuật bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và giới thiệu một số mô hình sinh kế dưới tán cây ngập mặn.

bảo vệ rừng
Pano tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn. Ảnh: NTN

Theo đó, các hộ dân đã được Trạm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông) giới thiệu tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn; tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với kinh tế, xã hội, môi trường; quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó cũng giới thiệu một số mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Chia sẻ tại các lớp tập huấn, ông Trương Xuân Đưa – Trưởng Trạm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp, cho biết: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn là nội dung ưu tiên của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do diện tích trồng rừng là vùng bãi bồi ven đầm, đây cũng là diện tích người dân tập trung khai thác thủy sản ven bờ.

Vì vậy, thông qua các lớp tập huấn như thế này sẽ giúp cho các hộ dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc ổn định môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu; lợi ích thiết thực và lâu dài mà hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại cho con người (bảo vệ bờ đê, các công trình thủy lợi, xây dựng, ngăn mặn, tạo sinh kế).

Đăng ngày 24/06/2022
NTN @ntn
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:07 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:07 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:07 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:07 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:07 26/11/2024
Some text some message..