Tập làm cái khó

Thủy sản là mặt hàng XK chủ lực, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch XK toàn ngành nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề lớn của ngành thủy sản hiện nay là thiếu nguyên liệu, nhiều DN thường xuyên phải NK.

ngành thủy sản
Ảnh minh họa: Internet

Giải “bài toán” bước đi bền vững cho ngành thủy sản, cơ quan chức năng đã rục rịch vào cuộc, điển hình là sự ra đời của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định được Bộ NN&PTNT chắp bút nhanh chóng, Chính phủ ban hành ngay trong năm 2014 với nhiều nội dung hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân đóng tàu vỏ sắt ra khơi. Động thái này khiến bà con ngư dân khấp khởi vui mừng và ngành thủy sản cũng ngấp nghé chờ đợi sẽ có thêm nguồn cung dồi dào.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định, đến nay, biện pháp thì nhiều nhưng dường như chưa “trúng”. Vị đại diện này đánh giá, thiếu thủy sản XK, đặc biệt là cá biển, Nhà nước đưa ra một trong những “con tính” nghe có vẻ đơn giản nhưng hiệu quả chậm là hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt ra khơi. Trong khi đó, muốn thực sự hiệu quả, lẽ ra cả Nhà nước và DN phải đồng hành, mạnh dạn đầu tư trực tiếp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, mà trước mắt là nuôi cá biển dù đây là hướng khá mới tại Việt Nam.

Thực tế, trong năm 2014, Dự án nuôi cá biển đã được một Viện nghiên cứu triển khai tại vùng Vân Phong (Khánh Hòa) với quy mô 12 lồng nuôi, tổng mức đầu tư 600.000 USD. Số cá biển được sản xuất ra lên tới 100 tấn đã được bán hết, trong số đó có 30 tấn XK trực tiếp sang Mỹ. Đại diện VASEP tính toán, khi đầu tư 1 triệu USD, chu kỳ nuôi 1 năm sẽ thu về khoảng 200 tấn cá thì mức lời lãi vào khoảng 0,5 triệu USD. Đầu tư càng nhiều, lợi nhuận càng cao.

Thị trường đã có, lợi nhuận lớn, dự kiến ngay trong tháng 6 tới đây, VASEP sẽ tổ chức mời một đoàn gồm nhiều DN lớn trong ngành thủy sản đi thăm các mô hình nuôi cá biển đã thành công và bàn câu chuyện đầu tư nghiêm túc cho vấn đề này.

Trong câu chuyện kể trên, Nhà nước và DN đều quan tâm, “xắn tay” vào làm, chỉ khác nhau ở góc nhìn và cách thức và dường như cách làm từ phía DN đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Nói vậy để thấy rằng, ngành thủy sản nói riêng và nhiều ngành hàng XK khác nói chung, muốn bớt chật vật hơn trong hội nhập, có lẽ cơ quan quản lý Nhà nước cần có cái nhìn mở hơn, đồng hành cùng DN để mạnh dạn tập làm những cái khó, cái mới thay vì chỉ đi con đường quen thuộc, tập trung vào cách làm quy chuẩn.

Báo Hải Quan, 28/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Thanh Nguyễn
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:10 11/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:10 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:10 11/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:10 11/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:10 11/11/2024
Some text some message..