Tập trung vào mũi nhọn nuôi trồng thủy sản ở Hải Hà

Hải Hà có gần 3.600ha đất ven biển trong đê và đất bãi triều phù hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã tập trung vào mũi nhọn phát triển kinh tế ngư nghiệp, đặc biệt đang hướng mạnh vào hoạt động nuôi trồng.

Tập trung vào mũi nhọn nuôi trồng thủy sản ở Hải Hà
Gia đình anh Vũ Viết Biển (thôn 3, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà) thu hoạch tôm vụ xuân - hè năm 2018.

Vùng nuôi tôm rộng khoảng 6ha tại thôn 2 (xã Tiến Tới) được các hộ dân đầu tư quy hoạch gọn gàng, xây dựng khang trang, hiện đại. Trước đây khu vực này người nuôi chủ yếu theo phương pháp quảng canh, nay đã chuyển dần sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh với năng suất và sản lượng tăng cao.

Được biết, theo quy hoạch đến năm 2020 xã Tiến Tới sẽ xây dựng 136ha NTTS và khai thác bãi triều; trong đó nuôi tôm là 36ha, nuôi cá nước mặn lợ và nước ngọt là 30ha... Anh Nguyễn Văn Lương, một hộ nuôi tôm trong vùng cho biết, từ khi nuôi tôm theo hình thức thâm canh, sản lượng tôm tăng cao. Vụ tôm vừa qua gia đình anh thu được 10 tấn tôm trên diện tích nuôi 8.000m2, hiện vừa thả tiếp giống vụ mới.

Rời Tiến Tới chúng tôi đến xã Quảng Minh, đây là một trong những địa phương của huyện Hải Hà đi đầu trong việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả ven đê sang nuôi tôm nước mặn. Đây cũng là địa phương có diện tích quy hoạch NTTS lớn nhất huyện với 600ha.

Đến thăm mô hình chăn nuôi tôm nước mặn 0,5ha của gia đình anh Vũ Viết Biển tại thôn 3, chúng tôi được biết, trước đây gia đình anh Biển chủ yếu làm nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế không cao, năm 2014, khi xã Quảng Minh có chủ trương chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy, hải sản nước mặn, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn phát triển mô hình nuôi tôm nước mặn. Với gần 300 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT huyện Hải Hà cùng với nguồn vốn sẵn có, gia đình anh đã đầu tư xây dựng các ao nuôi, lắp đặt đường điện, mua sắm trang thiết bị máy móc, đến nay mô hình của gia đình phát triển ổn định, mỗi năm thu hoạch 2 vụ tôm với sản lượng khai thác từ 3-5 tấn.


Vùng nuôi tôm 6ha tại thôn 2, xã Tiến Tới (huyện Hải Hà) được quy hoạch đầu tư theo mô hình thâm canh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi tôm. 

Theo số liệu thống kê, xã Quảng Minh có 36 hộ gia đình thực hiện mô hình nuôi tôm với diện tích trên 75ha, tập trung ở các thôn 3, 4, thôn Minh Tân. Trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, toàn xã thu hoạch được gần 800 tấn tôm. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao.

Thời gian qua huyện Hải Hà cũng đang tập trung cho các vùng nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh gắn với quy hoạch nông thôn mới. Đồng thời, đẩy nhanh việc hoàn tất và cấp phép cho người dân có nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS để yên tâm phát triển sản xuất. Tập trung phát triển nuôi trồng tại các bãi triều ở các xã Quảng Minh, Phú Hải, Quảng Điền, Quảng Phong và nuôi lồng bè, rào chắn ở xung quanh chân đảo xã Cái Chiên.

Bên cạnh đó, huyện cũng chủ động xây dựng lịch thời vụ NTTS; cải tạo ao đầm đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật; kiểm soát con giống, thức ăn. Đặc biệt, nhằm chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện đã hỗ trợ kỹ thuật, giống, thức ăn... nhằm khuyến khích các hộ dân đưa giống vật nuôi mới vào nuôi trồng như cá song, ốc hương, tôm hùm...

Theo lộ trình phát triển, huyện Hải Hà đang thực hiện quy hoạch ngành thủy sản và vùng NTTS tập trung với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tổng sản lượng NTTS đạt 9.800 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 4.641 tấn. Tổng diện tích NTTS đạt 2.150ha, trong đó 30% áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó nuôi tôm 795ha, ngao sò 670ha, bãi triều 280ha...

Thống kê của huyện Hải Hà, sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng năm 2018 ước đạt trên 2.500 tấn, trị giá sản xuất thủy sản đạt gần 200 tỷ đồng. Triển khai 1.197ha diện tích NTTS, đồng thời tiếp tục chỉ đạo bà con nông dân thực hiện phương châm đa dạng hóa các đối tượng nuôi nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời chú trọng đến một số đối tượng nuôi chính cho giá trị kinh tế cao như tôm, các loại nhuyễn thể.

Có thể thấy, NTTS ở Hải Hà đang góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế của địa phương. Thời gian tới, để ngành NTTS tiếp tục phát triển bền vững, đạt được mục tiêu theo quy hoạch, huyện Hải Hà sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thu hút thêm các dự án đầu tư phát triển NTTS; tiếp tục quy hoạch, chuyển đổi nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho các cơ sở và hộ nông dân trên địa bàn, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển thuỷ sản của huyện theo hướng bền vững.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 15/08/2018
Trung Thành
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 07:00 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 07:00 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 07:00 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 07:00 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 07:00 20/12/2024
Some text some message..