Thái Bình: Chuẩn bị nuôi thủy sản nước ngọt vụ xuân hè

Để sản xuất thủy sản năm 2020, tỉnh Thái Bình đang tập trung cải tạo ao đầm, chuẩn bị con giống cho vụ xuân hè.

Ao nuôi cá.
Ao nuôi cá.

Có kinh nghiệm nuôi cá thương phẩm từ nhiều năm nay với các giống cá truyền thống như trắm, trôi, chép, mè, gia đình ông Đỗ Văn Dụ ở thôn Khả Phú (xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) luôn coi trọng việc vệ sinh, cải tạo ao, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi mới. 

Ông Dụ cho biết: Nếu không làm tốt khâu vệ sinh, cải tạo ao trước khi vào vụ nuôi thả con giống thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá, cá dễ mắc bệnh và chết. Vì thế, tôi đã dùng máy bơm tát cạn toàn bộ 4 ao nuôi, nạo vét hết bùn rồi rắc vôi bột trong lòng ao và xung quanh bờ, sau đó phơi ao 30 ngày mới tháo nước vào, nguồn nước được lấy từ sông vào ao qua lưới lọc để ngăn rong rêu, cá tạp... Để mua được con giống bảo đảm chất lượng, tôi chọn mua ở cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhờ chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi mới mà nhiều năm nay cá nuôi của gia đình luôn phát triển tốt, không mắc bệnh, cho nguồn thu ổn định.

Xác định chăn nuôi là phải an toàn về dịch bệnh thì mới có hiệu quả kinh tế cao nên ông Bùi Văn Cẩm ở thôn Xuân La (xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) cũng cất công lên tận trại giống nước ngọt Vũ Lạc ở thôn Kìm (xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình) để mua con giống. 

Ông Cẩm chia sẻ: Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên tôi thường mua con giống của những thương lái đi bán rong, vì vậy cá không bảo đảm chất lượng, hay mắc bệnh và chết. Lên trại giống nước ngọt Vũ Lạc không chỉ mua được con giống bảo đảm chất lượng, tôi còn được cán bộ kỹ thuật của trại giống hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như các biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho cá nên tôi rất yên tâm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Cùng với người nuôi trồng thủy sản nước ngọt các địa phương tích cực cải tạo ao đầm, chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi mới thì trung tâm giống thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) cũng đã tập trung sản xuất các loại giống cá góp phần cung cấp kịp thời con giống bảo đảm chất lượng. Từ đầu năm đến nay, trung tâm giống thủy sản đã sản xuất được gần 40 triệu con cá bột và 97 vạn con cá hương, cá giống các loại (đạt gần 98% so với cùng kỳ năm 2019). Ngoài sản xuất các loại cá giống chính như trắm, trôi, chép, mè, rô phi thì trung tâm còn cung ứng các loại cá giống chim trắng, trê lai, trắm đen, nheo... Toàn bộ lượng cá giống đều được sản xuất theo quy trình khép kín tại chỗ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nên cá khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh và được kiểm dịch bởi các cơ quan chức năng, đáp ứng được yêu cầu của người nuôi.

Hiện nay, thời tiết đang rất thuận lợi, đây là thời điểm thích hợp để người nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi cá nước ngọt nói riêng khẩn trương lấy nước vào ao đầm và chủ động mua con giống để nuôi thả cho kịp thời vụ. Theo khuyến cáo của cán bộ chuyên môn, để vụ nuôi mới thành công, người nuôi trồng thủy sản nước ngọt cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong quá trình nuôi. Đối với ao nuôi, mặt ao phải thoáng, không có tán cây che và lá rụng xuống ao; ao nên gần nguồn nước sạch để dễ thay nước khi cần; bờ ao phải chắc chắn, tránh rò rỉ nước; độ sâu mực nước tốt nhất trong ao ương cá giống là 0,8 - 1,2m, ao nuôi cá thịt là 1,2 - 2m. Việc cải tạo ao nuôi là bước quan trọng chuẩn bị cho vụ nuôi mới, ao phải được tháo cạn nước, dọn sạch rong rêu, cỏ, cây cối xung quanh ao, vét lớp bùn đáy ao, lấy nước vào ngâm rửa ao nhiều lần nhằm loại bỏ mầm bệnh; khi lấy nước vào ao cần lọc qua lưới ngăn không cho cá tạp, cá dữ, trứng cá theo vào ao.

Về con giống cần mua ở địa chỉ uy tín, có giấy kiểm dịch chất lượng của cơ quan chức năng; chọn cá giống bảo đảm các tiêu chuẩn như cá cùng cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không trầy da, lở mình; tập trung thả giống vào đầu mùa mưa vì lúc này trùng với mùa vụ sinh sản của cá ngoài tự nhiên nên chất lượng cá giống sẽ tốt hơn. Trong quá trình nuôi cần chú ý chế độ chăm sóc, quản lý, khi cá còn nhỏ cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao và giảm dần khi cá lớn; lượng thức ăn hàng ngày đối với cá nhỏ là 5 - 7%, cá lớn là 2 - 3% so với tổng trọng lượng cá. Định kỳ thay nước để giữ nước ao sạch; thay nước xong nên dùng vôi và muối hòa loãng từng loại tạt đều khắp ao để phòng bệnh cho cá; đối với những ao không thay nước được, có thể dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước và đáy ao.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 07/04/2020
Minh Quân
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 16:07 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 16:07 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 16:07 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 16:07 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 16:07 07/10/2024
Some text some message..