Thái Lan vẫn chưa giành lại được ngôi vương ngành tôm toàn cầu

Theo FAO, Thái Lan sẽ không đạt mục tiêu sản xuất 330.000 tấn tôm trong năm 2017. Thái Lan từng là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới nhưng hiện vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ cú shock nguồn cung năm 2012 và phải cạnh tranh mạnh với Ấn Độ.

Thái Lan vẫn chưa giành lại được ngôi vương ngành tôm toàn cầu
Thái Lan vẫn chưa giành lại được ngôi vương ngành tôm toàn cầu. Ảnh: Internet

Thái Lan kỳ vọng sản xuất được 300.000 – 310.000 tấn tôm trong năm 2017. Theo FAO, nguồn cung tôm Thái Lan năm 2017 được dự báo tăng 5%. Giai đoạn 2012 – 2015, sản lượng tôm Thái Lan giảm mạnh xuống chỉ còn 200.000 tấn do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) gây thiệt hại nặng cho ngành tôm nước này. Sản lượng cao nhất của ngành tôm Thái Lan là 640.000 tấn vào năm 2012.

Theo dự báo của ông James Gulkin, giám đốc điều hành doanh nghiệp thương mại thủy sản có trụ sở tại Bangkok là Siam Canadian Group, sản xuất sẽ thấp hơn nhiều so với con số 400.000 – 450.000 tấn. Năm 2015, ông Gulkin từng dự báo ngành tôm Thái Lan sẽ phục hồi hoàn toàn nhưng hiện ông cho rằng Thái Lan sẽ cần thêm 3 năm nữa để ngành tôm khôi phục. Theo dự báo của FAO, sản lượng tôm của Thái Lan năm 2018 sẽ tăng khoảng 10 – 20% lên mức cao nhất có thể là 335.000 tấn. Bất chấp giai đoạn 5 năm đầy khó khăn vừa qua, ông Gulkin lạc quan rằng ngành tôm Thái Lan sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 10% sản lượng trong năm tới.

Về giá trị, tôm là mặt hàng chiếm gần 70% tổng doanh thu đạt 320 – 325 triệu USD của Siam Canadian trong năm 2017. Năm 2016, doanh thu của Siam Canadian đạt 300 triệu USD. Trước đây, Thái Lan chiếm 100% doanh thu của Siam Canadian nhưng vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng giai đoạn 2012 – 2015 buộc nước này phải tăng cường chuyển dịch sang các nước khác. “Về giá trị, Thái Lan hiện chiếm gần 30% và về lượng, chiếm gần 26%”.

Trên toàn cầu, sản xuất tôm được dự báo tăng 5 – 15%, chủ yếu nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và nguồn cung đầy đủ. Tại Mỹ, thị trường cá và thủy sản sẽ tăng 4% trong năm 2017 nhờ sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng tới các vấn đề sức khỏe.

Ngành tôm Thái Lan đã thay đổi rất mạnh kể từ năm 2012, khi dịch bệnh EMS khiến hàng loạt các nhà sản xuất tôm tại nước này bị thiệt hại. “Sản xuất tôm giảm mạnh tại Thái Lan vào năm 2012, nhưng vấn đề của năm 2012 đã gần như được giải quyết và ngành tôm Thái Lan đang tăng trưởng trở lại”, ông Gulkin cho hay.

Trung Quốc, vốn trước đây là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, nay trở thành một nhà nhập khẩu tôm ròng. Ấn Độ và các nước Đông Nam Á hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc, cộng với sản xuất đang ở mức tương đối thấp, cũng tương tự như các nước Nam Mỹ, khiến luồng tôm xuất khẩu toàn cầu đang đổ dồn sang Trung Quốc, thay vì Mỹ hoặc châu Âu. “Ngành thủy sản Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng bởi hàng loạt vấn đề, bao gồm ô nhiễm, tính phân tán rất cao của ngành này và thiếu hiểu biết liên quan đến sử dụng kháng sinh”, ông Gulkin phân tích.

Thái Lan hưởng lợi từ một thị trường thông suốt hơn, dẫn đầu là các nhà sản xuất thực phẩm chính như CP Group và Thai Union. “Ngành này đã có những biến đổi sâu sắc kể từ năm 2012. Ấn Độ chiếm vị thế số 1 thế giới từ Thái Lan, vốn là nước cung ứng tôm đông lạnh lớn nhất thế giới. Indonesia và Việt Nam cũng có tăng trưởng mạnh”. Việt Nam, Indonesia, và Ấn Độ đang có tăng cường tranh nhau khoảng trống nguồn cung mà Thái Lan bỏ lại. “Thái Lan đang trong giai đoạn khôi phục sản xuất, trong khi Ấn Độ đang mở rộng sản xuất”.

FAO cho biết Ấn Độ hiện dẫn đầu về nguồn cung tôm thẻ toàn cầu. Năm 2016, sản xuất tôm thẻ của Ấn Độ đạt gần nửa triệu tấn. Xuất khẩu tôm từ Ấn Đột tăng mạnh 34% so với năm 2015, chủ yếu nhờ nhu cầu cao từ Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, sản xuất tôm của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2017 đạt 144.000 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2016.

Đối với các nhà cung ứng thực phẩm, chi phí là vấn đề cốt lõi do các sản phẩm phải có giá đủ thấp để có thể tăng nhu cầu, nhưng cũng phải đủ cao để cho phép các nhà bán lẻ thu được lợi nhuận hấp dẫn. Biến động giá ngày càng được quan tâm nhiều hơn, ông Gulkin cho biết, do các nhà sản xuất có các hợp đồng giao sau cần hoàn thành với giá đã cố định từ trước, ngay cả khi giá tăng vào thời điểm tương lai.

Năm 2017, giá tôm toàn cầu ở mức cao cho tới quý 3, sau đó giảm do nguồn cung từ Ấn Độ và Indonesia tăng. Năm 2018, giá tôm được dự báo ổn định, nhưng thấp hơn năm 2015 hoặc 2014, tương đương mức giá nửa đầu năm 2017, ông Gulkin dự báo. Thị trường tôm đang dần ổn định trở lại sau vài năm bất ổn. “Năm 2014, giá tăng vọt do sản xuất từ Thái Lan sụt giảm, và thiếu nguồn cung thay thế”, ông Gulkin cho biết.

CÁc biên lợi nhuận vẫn ở mức thấp do sự cạnh tranh mạnh trong ngành. CÁc nhà giao dịch như Siam Canadian có biên lợi nhuận dưới 5% ngay cả khi có luồng tiền cần thiết để thu mua sản phẩm cho các nhà chế biến và các nhà đầu tư quốc tế trở nên thận trọng hơn. “Tôi hy vọng sẽ chuyển một phần doanh thu sang mảng kinh doanh nhập khẩu hiện có lợi nhuận tốt hơn nhiều”.

Siam Canadian Gourmet, một doanh nghiệp độc lập thuộc Siam Canadian, được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận trong những năm tới nhờ bán các món tráng miệng và các sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ như Marco, Tesco, Big C, các nhà hàng và các hãng hàng không như Bangkok Airways.

Bangkok Post
Đăng ngày 30/11/2017
Gappingworld
Thế giới

Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
• 07:00 18/05/2021

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:18 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:18 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:18 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:18 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:18 26/04/2024