Thận trọng: Giá cá tra sát mốc kỷ lục, bài học năm 2018 chớ vội quên

Năm 2018, khi giá cá tra tăng kỷ lục, người dân đổ xô nuôi vòng luẩn quẩn dư cung - thiếu cầu lại bắt đầu. Giá cá tra lao dốc từ 33.000 đồng/kg xuống còn 19.000 đồng ngay sau đó một năm. Năm nay nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra lại được đẩy lên và giới chuyên gia trong ngành tiếp tục lên tiếng cảnh báo về kế hoạch thả nuôi hợp lý.

cá tra
Cá tra chủ yếu được nuôi tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 5.850 ha (năm 2021). Ảnh etime.danviet

Doanh nghiệp thấp thỏm vì thiếu nguyên liệu

Tình hình nguồn cung thiếu hụt nguồn cung cá tra ngay từ đầu năm đã khiến giá cá tra nguyên liệu tăng vọt tới 18 - 20% so với cuối năm ngoái lên 30.000 - 32.000 đồng/kg. Như vậy, mức giá này đã rất sát so với ngưỡng kỷ lục so với năm 2018 là 33.000 đồng/kg. Với mức giá hiện tại, người dân đã có lời khoảng 5.000 đồng/kg. Đây là tia sáng đối với ngành trong bối cảnh mọi chi phí từ thức ăn chăn nuôi đến con giống đều tăng phi mã.

Năm 2021, dưới tác động của dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng nhiều hộ đã không thể thả nuôi theo đúng kế hoạch cho năm nay. Các ao cá chỉ duy trì, hạn chế cho ăn và đâu dám thả nuôi thêm. Điều này dẫn tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay từ năm.

biểu đồ
Giá cá tra tăng vọt ngay từ đầu năm. (Số liệu: VASEP, Đồ họa: Alex Chu)

Trao đổi với phóng viên, ông ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết: “Nuôi cá tra phải mất ít nhất 8 tháng mới có thể thu hoạch. Do đó, việc người dân thả muộn không kịp nguồn cung cho đầu năm. Hiện nay cá phụ vụ cho chế biến chủ yếu là nguồn hàng từ năm ngoái”. Ông Hòe dự báo nguồn cung cá tra năm nay có thể thiếu hụt 20%. Thiếu hụt cá nguyên liệu khiến các doanh nghiệp chế biến thấp thỏm lo sợ không đủ hàng để xuất trong khi đơn hàng liên tục tăng ngày từ đầu năm. 

Theo trang UnderCurrentnews, Lê Thị Thùy Trang, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Siam Canadian tại Việt Nam cho biết các công ty chế biến đang lo ngày càng lo ngại tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và giá liên tục tăng. Trong khi đó, nhiều nông dân còn hàng thì chưa muốn bán bởi họ tin rằng giá sẽ còn cao hơn nữa. Điều này càng gây khó khăn cho việc đáp ứng đủ lượng hàng đã ký hợp đồng với khách hàng và buộc phải xin tạm hoãn giao hàng.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, cho biết hiện công suất của các nhà máy đã quay trở lại mức bình thường sau khi giảm mạnh trong năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, hiện tại không có bất kỳ rủi ro nào khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn bởi tỷ lệ phủ vắc xin ở Việt Nam nói chung và các nhà máy nói riêng đều cao. 

Tuy nhiên, bà Tâm tỏ ra lo ngại trước tình hình thiếu nguyên liệu và giá có thể tăng từ nay đến cuối năm 2022. “Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm ngoái kéo dài đến năm nay. Điều này càng đẩy chi phí nuôi cá tăng cao. Từ nay đến cuối năm, giá cá tra sẽ ngày càng cao”, bà Tâm nói.

Ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá nhận định đà tăng của giá cá tra nguyên liệu và xuất khẩu sẽ kéo dài đến tháng 4 và có thể đạt đỉnh trong cuối năm 2022, đầu năm 2023. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển thế giới tăng cao, đánh bắt biển cũng đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn, đây là cơ hội cho cá tra có chỗ đứng hơn trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng nếu cước tàu tiếp tục đứng ở mức cao như hiện tại và tăng thêm thì giá cá tra nguyên liệu không thể tăng thêm nhiều hơn nữa do cạnh tranh với giá nhiều lợi cá biển và giá thịt gà, gia cầm khác 

Bài học năm 2018 vẫn còn 

Năm 2018, khi giá cá tra tăng kỷ lục, người dân đổ xô nuôi vòng luẩn quẩn dư cung - thiếu cầu lại bắt đầu. Giá cá tra lao dốc từ 33.000 đồng/kg xuống còn 19.000 đồng ngay sau đó một năm. Năm nay nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra lại được đẩy lên và giới chuyên gia trong ngành tiếp tục lên tiếng cảnh báo về kế hoạch thả nuôi hợp lý. 

Đại diện một doanh nghiệp trong ngành cho biết trong những năm gần đây, khi thấy giá tăng, có lợi nhuận thì nông dân ồ ạt thả nuôi nhưng đến khi cá lớn thì giá lại giảm rất thấp vì cung vượt cầu, dẫn đến thua lỗ. Vị này cảnh báo có thể có hiện tượng một số doanh nghiệp thấy tình trạng khan hiếm cá tra nên đã nâng giá thu mua lên nhằm kích thích để người nông dân đẩy mạnh nuôi với mục đích hưởng lợi. “Nuôi cá có lãi thì người ta đổ vào nuôi lớn rồi khi giá hạ, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi vì được mua trả chậm với giá thấp”, vị này cho hay.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP cho rằng giá cá tra tăng tạo động lực cho doanh nghiệp, nông dân đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần định hướng cho người nuôi, doanh nghiệp cân đối cung cầu để tăng độ an toàn giá trị và lợi nhuận, tránh tình trạng phát triển nóng như năm 2018.

Trang UnderCurrentnews dẫn lời một chuyên gia phân tích cho rằng tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu có thể xảy ra đầu năm nay nhưng trong 6-8 tháng tới thì chưa chắc bởi giá cá tra hấp dẫn người nuôi thả.  Sau khoảng thời gian đó, cá sẽ đạt được kích thước mà thị trường EU và Mỹ ưa chuộng. “Sau 6 - 8 tháng giá cá tra sẽ giảm vì nguồn cung được bổ sung”, vị này nhận định. 

Hiệp hội Cá tra Việt Nam dự báo sản lượng cá tra sẽ tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Doanh Nghiệp Niêm Yết
Đăng ngày 02/03/2022
H. Mĩ
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 08:15 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 08:15 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 08:15 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:15 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 08:15 27/12/2024
Some text some message..