Thanh Hóa: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, tại một số vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương trong tỉnh, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS. Tuy nhiên, việc đầu tư mới chỉ tập trung ở các công trình hạ tầng đầu mối, khu nuôi tôm công nghiệp; còn ở nhiều vùng NTTS khác, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

Thanh Hóa: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thủy sản
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm công nghiệp ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) chưa được đầu tư đồng bộ.

Trong những năm qua, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế, tỉnh đã tăng cường ngân sách địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các vùng NTTS; nhất là đầu tư các công trình thủy lợi, điện lưới... Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng chủ động lập kế hoạch bố trí ngân sách hỗ trợ các hoạt động khuyến ngư, xây dựng các mô hình, tập huấn, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang NTTS. Từ các nguồn vốn đó, hiện trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (quy mô 50 triệu con giống/năm); dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê bao và cống dưới đê phục vụ vùng NTTS xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) với diện tích 137 ha.

Dự án hạ tầng vùng NTTS Đông - Phong - Ngọc (Hà Trung). Hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng dự án nâng cấp hạ tầng nuôi tôm công nghiệp tập trung tỉnh Thanh Hóa, quy mô 140,66 ha nuôi tôm tập trung tại các xã Nga Tân (Nga Sơn) và Thanh Thủy (Tĩnh Gia) với tổng kinh phí 112,1 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung các xã Minh Lộc, Hòa Lộc (Hậu Lộc), diện tích 80ha NTTS, với các hạng mục xây dựng, như: Trạm bơm cấp nước biển, công trình điện phục vụ trạm bơm, đường, cống, kênh cấp nước chính, ao trữ nước và đê bao đầm nuôi. Tỉnh cũng đã đề xuất Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét bổ sung vùng nuôi ngao các huyện Hậu Lộc và Nga Sơn vào chương trình giám sát quốc gia để có kế hoạch sản xuất, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 44 trại giống cá nước ngọt hàng năm sản xuất 900 triệu cá bột các loại phục vụ NTTS. Công tác phòng trừ dịch bệnh trong NTTS được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động giám sát dịch bệnh, quan trắc môi trường tập trung tại các địa phương trọng điểm. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS Đông – Phong – Ngọc (Hà Trung) được triển khai thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 với mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng cho 250 ha đất NTTS nước ngọt của các xã Hà Đông, Hà Phong và Hà Ngọc, với tổng kinh phí 59,3 tỷ đồng. Dự án đã đầu tư xây dựng 5 tuyến kênh có tổng chiều dài 4.611m, 8 tuyến đường giao thông nội đồng dài 13.392m, hệ thống điện phục vụ NTTS. Nhờ được đầu tư cơ sở hạ tầng nhân dân trong vùng dự án đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại NTTS kết hợp trồng trọt, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều trang trại tập trung phát triển kinh tế tổng hợp có doanh thu hàng năm đạt từ 1 đến 2 tỷ đồng, như: Trang trại NTTS kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Lê Ngọc Vy, xã Hà Phong, có diện tích 2,8 ha; trang trại gia đình ông Trần Văn Triệu, xã Hà Ngọc; trang trại gia đình ông Lê Minh Công, xã Hà Phong...

Hiện nay, diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh có 19.000 ha; trong đó, 7.700 ha nước mặn, lợ và 11.300 ha nước ngọt, tập trung chủ yếu ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống... Mặc dù, tỉnh đã nỗ lực trong việc đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng phục vụ NTTS, nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản. Tuy nhiên, một số dự án NTTS đã và đang triển khai, nhưng thiếu vốn khiến dự án chậm tiến độ. Trong khi vốn đầu tư cải tạo ao, đầm... cho NTTS rất lớn mà người nuôi thì hạn chế về nguồn lực kinh tế. Một số hệ thống công trình cấp nước chính (các tuyến kênh cấp I, II, các cống đầu mối, các cống đập điều tiết nội đồng) chưa được đầu tư xây dựng hoặc bị bồi lắng do lâu ngày không được nạo vét. Qua thực tế tại một số vùng nuôi tôm công nghiệp ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương... phần lớn các hộ tận dụng hết diện tích để đầu tư ao nuôi, không có ao lắng nên khi tiêu nước mang theo chất thải, gây bồi lắng kênh mương, khi lấy nước vào ao nuôi thì chất lượng nước không bảo đảm. Tại các vùng chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang NTTS của các huyện Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia... gần như sử dụng hệ thống thủy lợi hiện có phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp là chính, hệ thống kênh cấp và tiêu được sử dụng chung. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh, mương chính, kênh nội đồng đều chưa đủ về chất lượng, số lượng để đáp ứng cho NTTS. Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải hầu như các hộ nuôi chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Các diện tích NTTS nằm rải rác, không tập trung, nhỏ lẻ và manh mún, nên khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thực hiện Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 16-5-2018 của UBND tỉnh về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020. Theo đó, đến năm 2020 diện tích NTTS toàn tỉnh đạt 24.000 ha; diện tích nuôi các đối tượng lợi thế, như tôm chân trắng 500 ha, sản lượng 7.500 tấn, tôm sú 3.610 ha, sản lượng 1.220 tấn; ngao Bến Tre 1.500 ha, sản lượng 15.000 tấn; cá rô phi đơn tính 100ha, sản lượng 2.000 tấn. Chủ động sản xuất, dịch vụ cung ứng đạt 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân trắng là giống sạch bệnh. 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương. Phát triển các vùng NTTS thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS. Nâng cấp, mở rộng các trung tâm, trại sản xuất giống đã có, xây dựng thêm trại sản xuất giống nước ngọt; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô. Rà soát, đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS tại các vùng tập trung, đề xuất các dự án cải tạo, nâng cấp nhằm phát triển NTTS theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 28/08/2019
Lê Hợi
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 06:58 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 06:58 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 06:58 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 06:58 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 06:58 19/01/2025
Some text some message..