Thanh Hóa: Nỗi lo biển “nuốt” đất

Khoảng 10 năm trở lại đây, hơn 300ha đất ven biển của xã Quảng Cư (TX. Sầm Sơn - Thanh Hóa) đã bị biển xâm thực. Điều đáng báo động là tình trạng trên ngày càng diễn biến phức tạp, trong 3 năm qua, đã có trên 100ha đất bị biển “nuốt”, hàng trăm hộ dân sống trong lo âu. Trong khi đó, dự án kè đê biển vẫn đang nằm trên… giấy.

biển nuốt đất ở Thanh Hóa
Ảnh minh họa

Biển lấn sâu vào đất liền

“Cứ tình trạng này thì chúng tôi không biết sống ở đâu, lấy gì mà mưu sinh nữa. Biển ngày càng hung dữ”, nhiều người dân xã Quảng Cư than phiền với chúng tôi.

Ông Lê Văn Thắng ở thôn Quang Vinh lo lắng: “Tôi đã sống ở đây từ khi lọt lòng mẹ, ngày xưa biển ở tít ngoài kia, cách nhà tôi khoảng 200m, thế mà giờ sóng đã vỗ chỉ cách nhà vài bước chân, nhà tôi đã dịch chuyển vào trong không biết bao lần rồi. Năm nào cũng thấy hết đoàn cán bộ này đến đoàn cán bộ khác về xem xét tình hình, hứa sẽ kè biển để cứu đất, cứu dân nhưng họ hứa mãi mà có thấy gì đâu”.

Cũng theo ông Thắng, gia đình ông nhận thầu 5ha đất cát ven biển để trồng phi lao, thế nhưng hiện nay, diện tích đất đó không còn nổi 2ha, nghĩa là hơn 3ha đã bị biển “nuốt”. Để ngăn chặn tình trạng xâm thực, gia đình ông đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng kè một đoạn biển có chiều dài khoảng 20m nhằm tự bảo vệ đất đai, nhà cửa, vì theo ông nếu đợi cấp trên thì giờ chắc không còn tấc đất nào.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện xã Quảng Cư có khoảng 4km đường bờ biển, tất cả đều bị sạt lở. Ở ba thôn tiếp giáp với biển là Thành Thắng, Quang Vinh và Hồng Thắng, biển bắt đầu xâm thực và ăn sâu vào đất liền từ năm 2001. Tình trạng biển xâm thực mỗi năm một tăng khiến hàng trăm hộ dân luôn sống trong trạng thái lo âu”.

Trong 3 thôn giáp biển, thôn Thành Thắng, khu vực nằm sát cửa Lạch Hới, bị xâm thực mạnh nhất, nơi sâu nhất bị xâm thực đến hơn 100m. Tại các thôn khác dọc bờ biển từ khu du lịch sinh thái Vạn Chài đến cửa Lạch Hới, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền 10 - 20m khiến diện tích đất ở, đất rừng phi lao chắn sóng ở đây ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 2007, diện tích trồng rừng phi lao của Quảng Cư trên 100ha nhưng nay chỉ còn chưa đến 20ha.

Ông Nguyễn Văn Thái ở thôn Thành Thắng cho biết: “Càng ngày biển càng lấn sâu vào đất liền, đoạn cửa biển này trước kia có một con đê chắn sóng nhưng nay cũng bị sóng biển cuốn trôi. Mấy hộ dân trước kia nuôi trồng thủy sản ở đây giờ biển xâm thực quá mạnh, không ai dám nuôi trồng nữa, nhiều diện tích mặt nước giờ để hoang hóa”.

Dự án nằm trên... giấy

Theo thống kê của UBND TX. Sầm Sơn, hàng năm biển xâm thực sâu vào đất liền 15 – 20m, đặc biệt trong cơn bão số 7 năm 2005, biển ăn sâu vào đất liền hơn 100m. Tình trạng sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống của người dân, khiến cho một số lượng lớn rừng phi lao phòng hộ ven biển bị xóa sổ, thu hẹp diện tích của thị xã Sầm Sơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hecta nuôi trồng thủy sản, tính mạng con người và hoạt động du lịch của thị xã.

Hiện tượng biển xâm thực ở Quảng Cư diễn ra mạnh nhất khi triều cường kết hợp với gió thổi mạnh tạo sóng lớn đổ vào bờ làm sạt lở, cuốn trôi đất và cây rừng, biển lấn mạnh nhất là từ đầu tháng 8 cho đến tháng 2 năm sau, vì thời điểm đó triều cường dâng cao. Đặc biệt triều cường mà gặp bão thì biển càng “ăn” mạnh hơn.

Ông Bùi Ngọc Thành, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Sầm Sơn lo lắng: “Mỗi năm biển ăn sâu vào đất liền thêm khoảng 20m. Tình trạng xâm thực mạnh nhất là trong 3 năm trở lại đây. Chúng tôi cũng đã làm tờ trình báo cáo cấp trên, đề nghị sớm có biện pháp khắc phục để bà con an cư lạc nghiệp”.

Ông Hoàng Văn Truyền, Phó chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho hay: “Tình trạng sạt lở ở Quảng Cư đã được chúng tôi đề xuất lên trên và UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quyết định đầu tư xây dựng tuyến đê kè toàn bộ tuyến biển Quảng Cư, với tổng số vốn trên 400 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Chính phủ hỗ trợ theo chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Chương trình được phê duyệt từ năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai, còn lý do thì chúng tôi không biết”.

Trước tình trạng xâm thực ngày một lớn, cướp đi hàng trăm hecta đất, đe dọa đời sống của ngư dân xã Quảng Cư, đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần sớm triển khai dự án xây dựng đê kè để đảm bảo đời sống cho người dân, giúp họ an cư lạc nghiệp.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 12/03/2013
thanh tuấn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 15:23 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 15:23 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 15:23 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 15:23 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 15:23 12/01/2025
Some text some message..