Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu

Theo nhiều DN, thực phẩm sạch bán ở thị trường trong nước đang phải cạnh tranh với vô số loại thực phẩm bẩn thẩm lậu giá rẻ kém chất lượng từ ngoài vào, do đó có khi xuất ra nước ngoài còn đơn giản hơn. Từ lý do này, người tiêu dùng trong nước luôn phải gánh chịu thiệt thòi từ nghịch lý này.

Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu
Thay đổi nhận thức: Hàng sạch chỉ để xuất khẩu

Hàng sạch… chỉ để xuất khẩu

Theo chia sẻ của các hộ trồng vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang, để trồng được một vụ vải sạch theo tiêu chuẩn của VietGap và được chứng nhận đủ xuất xứ, người nông dân phải tuân thủ các khâu bắt đầu từ sản xuất đến thu hoạch. Tổng chi phí cho quy trình này theo tính toán bao giờ cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại không cùng tiêu chuẩn. Chính vì vậy, vải đạt tiêu chuẩn VietGap bán ra giá thành bao giờ cũng cao hơn.

“Dù giá thành hơn bình thường nhưng đó là mức giá hợp lý để nông dân còn có lãi và có thể tiếp tục sản xuất ở các mùa vụ tiếp theo. Người tiêu dùng muốn ăn thực phẩm sạch, chắc chắn phải bỏ ra một số tiền lớn hơn thực phẩm không theo tiêu chuẩn, đó là một điều hiển nhiên” – bà Hoàng Thị Loan, chủ một trang trại vải thiều ở Lục Ngạn chia sẻ. Tương tự, chủ một vườn xoài ở Đồng Nai cũng cho biết,  ông đã được DN đặt hàng để đến vụ thu hoạch, xoài sẽ được DN thu mua và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Song, tất cả các khâu từ đầu đến cuối, bón phân, tưới tắm… đều phải tuân thủ các kỹ thuật rất chặt chẽ và có sự giám sát của DN. Không phải mình thích trồng, thích chăm gì cũng được…

Thực tế, những hộ nông dân trồng cây theo tiêu chuẩn VietGap hiện nay chưa nhiều và đây cũng là nguyên nhân để thực phẩm bẩn vẫn chiếm ngôi trên thị trường tiêu dùng nước nhà. Số ít DN, nhà sản xuất quan tâm đến thị trường trong nước do đầu vào họ phải bỏ ra cao để sản xuất được thực phẩm sạch, song khi sản phẩm bán ra thị trường thì không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập lậu rẻ tiền hơn.

Theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc makerting, công ty cổ phần ĐTK, chuyên về thực phẩm sạch, trong ngành nông nghiệp, muốn sản xuất sạch, DN phải đầu tư rất lớn. “Chăn nuôi hay trồng trọt theo quy trình sạch theo kiểu “có chứng nhận”, chi phí lớn hơn nhiều,  dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng lên, đẩy giá thành lên cao. Trong khi tâm lý của người tiêu dùng vẫn thích những sản phẩm vừa ngon vừa rẻ. Nhưng rẻ thế thì sản xuất sạch lại không làm được. Đó là lý do mà nhiều DN e dè trong việc sản xuất sạch, và nếu có thì sẽ tìm cách xuất khẩu vì chỉ xuất khẩu họ mới có lãi. Còn với tâm lý bán mua và giá thành hiện nay thì thực phẩm sạch khó có thể cạnh tranh đứng được ở thị trường trong nước” – bà Trang chia sẻ.

Thay đổi tư duy mới hết vấn nạn

Theo đánh giá của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, hiện có khá nhiều DN chăn nuôi đã sản xuất ra thịt gà sạch, thịt heo sạch song họ làm thực phẩm sạch với mục đích để xuất khẩu chứ không tiêu thụ ở thị trường nội địa. Và thực tế, không chỉ thịt gà, thịt lợn, các sản phẩm thủy sản như cá tra, tôm, cá ba sa… cũng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được xuất ra các thị trường trên thế giới. Do đó, thị trường nội địa vẫn phải “hứng” các sản phẩm nhiễm bẩn. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta chỉ chú trọng xuất khẩu, còn thị trường trong nước thì… mặc kệ. Và như vậy, người tiêu dùng trong nước sẽ luôn luôn phải đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Nhận định về thực tế chất lượng các sản phẩm nông sản hiện nay, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm, TP HCM cho rằng, căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải hiện nay đó là, cái gì tốt thì xuất khẩu, còn không đủ “chuẩn” thì để lại nhà dùng. Nếu chúng ta không thay đổi ngay tư duy kiểu này, thì sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được vấn nạn thực phẩm bẩn.

Tất nhiên, theo bà Lan, muốn thay đổi được tư duy “sạch xuất, bẩn để dùng”, bản thân chính mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi nhận thức. Trong tiêu dùng cần phải chịu bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua được một sản phẩm sạch, an toàn. Còn nếu vẫn tư duy ưa đồ rẻ, thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ chỉ có thể mua được những sản phẩm chất lượng kém.

Đại đoàn kết
Đăng ngày 12/06/2017
Minh Phương
Doanh nghiệp

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:35 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:00 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:34 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:34 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:34 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:34 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:34 28/12/2024
Some text some message..