Thay vì chọn đực, nuôi tôm càng xanh toàn cái có hiệu quả hơn không?

Israel phát triển kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn cái, thích hợp nuôi mật độ cao hơn nuôi toàn đực.

tôm cành xanh toàn cái
Nuôi tôm toàn cái là một lựa chọn để có một vụ tôm thành công và đồng nhất.

Tôm càng xanh toàn đực là kỹ thuật đang được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện tốc độ sinh trưởng và kích cỡ thu hoạch. Tuy nhiên nuôi tôm càng xanh toàn đực chỉ phù hợp với diện tích rộng, hình thức nuôi xen canh, quảng canh. Để phát triển nuôi tôm càng xanh có hiệu quả cao hơn, các nhà khoa học Israel đã nghĩ đến hướng phát triển ngược lại: là nuôi tôm càng xanh toàn cái.

Nghiên cứu cho thấy rằng đối với tôm càng xanh, việc nuôi tôm toàn cái là một phương pháp bền vững để sản xuất một vụ tôm thành công và đồng nhất. Quần thể tôm càng xanh toàn cái có kích thước đồng đều và ít hung dữ, phù hợp để phát triển mô hình nuôi quy mô công nghiệp với diện tích nhỏ và mật độ cao.

Quần thể tôm càng toàn cái được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền, tác động ngược dòng quá trình sinh sản tạo ra sự thay đổi ở tôm cái sinh sản khiến chúng sinh ra tôm chỉ có giới tính cái. Nhiễm sắc thể xác định giới tính của tôm càng xanh hoạt động theo cách tương tự ở người: có tín hiệu nhiễm sắc thể (nghĩ là nhiễm sắc thể X/Y) được quyết định bởi một cơ quan tạo ra hormone kiểm soát sự phát triển của giới tính đực và cái. Nhưng không giống như ở con người, tôm càng xanh cái cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thế hệ tiếp theo.

Sử dụng đặc điểm di truyền giới tính của tôm càng xanh, các nhà khoa học tiến hành lấy một số tế bào từ cơ quan sản xuất hormone ở tôm đực, sau đó tiêm vào tôm cái non, hormone sẽ khiến chúng phát triển thành con đực nhưng về mặt di truyền vẫn là con cái. Giống như tôm đực tự nhiên, chúng có thể giao phối bình thường với những con cái khác, con của các cặp tôm này sẽ phát triển thành tôm cái bất kể chúng mang nhiễm sắc thể nào, quần thể tôm toàn cái có đặc điểm tăng trưởng nhanh, kích thước lớn vượt trội và đồng đều. Kỹ thuật này liên quan đến một số thao tác đáng kể về sinh học, vì vậy sản phẩm có thể không được xem là thuần tự nhiên. Tuy nhiên, không giống như những thực phẩm biến đổi gen, quá trình sản xuất tôm càng xanh giống sinh ra đàn con đơn tính không làm cho vật liệu di truyền tự nhiên của tôm bị ảnh hưởng, vì vậy an toàn khi dùng làm thực phẩm.

Các nhà khoa học cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để phát triển công nghệ song song tạo ra tôm giống có khả năng sinh ra tôm toàn đực. Dù là nuôi tôm càng xanh toàn đực hay toàn cái thì quần thể tôm càng xanh đơn tính giúp loại bỏ sự cạnh tranh giữa những con đực, khắc phục các vấn đề tôm hao hụt và tốc độ tăng trưởng chậm. Loại bỏ các tác nhân kích thích các hành vi hung hăng cũng làm giảm căng thẳng, giúp tôm tập trung sử dụng dinh dưỡng cho quá tăng trưởng. Điều này có thể cải thiện sản lượng tới 45%, nghĩa là có thể tăng 50 - 60% thu nhập cho người nuôi.

Lựa chọn nuôi tôm càng xanh toàn đực hay toàn cái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức nuôi, trình độ phát triển kỹ thuật hỗ trợ, vốn đầu tư ban đầu… Đánh giá sơ bộ, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thích hợp nuôi mật độ thấp, ít đầu tư với hình thức xen canh, quảng canh. Trong khi đó, nuôi tôm càng xanh toàn cái phù hợp mô hình thâm canh, mật độ dày với vốn đầu tư cao hơn.

Đăng ngày 15/05/2020
Hoài An
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:12 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:12 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:12 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:12 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:12 17/04/2024