Thêm “cần câu” để thoát nghèo

Nhờ thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, dự án “Nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm sú trong vuông quảng canh” do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện tại 3 xã của huyện Năm Căn mang lại hiệu quả khá cao.

Thêm “cần câu” để thoát nghèo
Theo các hộ dân tham gia dự án, với mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm, một năm nếu bỏ ra 10 triệu đồng thì có thể thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng.

Do Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ trì thực hiện, dự án được triển khai tại 3 xã Đất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh, thí điểm tại 55 hộ với diện tích hơn 55ha. Tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ 547 triệu đồng, người dân đối ứng 747 triệu đồng.

Ban đầu, sò giống được thả nuôi có kích cỡ từ 700 - 800 con/kg. Sau khoảng 8 tháng, tỷ lệ sống khoảng 70 - 80%, sò đạt trọng lượng từ 60 - 80 con/kg được bán với giá 100 - 120 ngàn đồng/kg.

Ông Lê Văn Dũng (ấp Nàng Kèo, xã Hiệp Tùng) chia sẻ: “Đối với con sò, nếu mình bỏ ra một đồng vốn thì có thể lấy lại từ bốn đến năm đồng lời. Sò giống phải lấy từ bãi bồi ở biển, chứ lấy con giống được ương thì nuôi không đạt hiệu quả cao”. Theo ông Lê Quốc Việt ở ấp Xóm Mới, xã Đất Mới, với mô hình  nuôi sò huyết trong vuông tôm, một năm nếu bỏ ra 10 triệu đồng thì có thể thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng.

nuôi tôm, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm kết hợp, nuôi tôm sú, nuôi sò huyết

Mô hình nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm sú trong vuông quảng canh đang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nông dân Năm Căn.

Những hộ dân được lựa chọn tham gia dự án đa phần là hộ cận nghèo. Chính vì vậy, với kết quả ban đầu mô hình mang lại, đây sẽ là “cần câu” để người dân tiếp tục đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với những hộ tham gia dự án này là việc duy trì nguồn vốn và nguồn giống sò không đảm bảo do không xác định được nguồn gốc.

Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Việc triển khai dự án dành cho những hộ cận nghèo tham gia nhằm giúp họ tận dụng nguồn vốn này để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương”.

Hiện nay, tại huyện Năm Căn, ngoài con tôm và con cua thì sò huyết được người dân đánh giá là loài thủy sản dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, đầu ra luôn ổn định. Hơn nữa, nuôi sò huyết còn được xác định là một trong những loại hình sản xuất chủ lực của huyện trong thời gian tới. Nếu được đảm bảo về nguồn giống đạt chất lượng, cùng với sự hỗ trợ về quy trình, kỹ thuật nuôi của ngành chức năng, thì mô hình rất đáng được nhân rộng để người dân phát triển kinh tế gia đình.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 26/07/2019
T. Vũ
Nuôi trồng

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 11/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:28 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:28 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:28 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:28 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:28 12/12/2023