Thị trường hải sản dần hồi phục

Vừa qua, sự cố sinh vật biển chết dọc ven biển miền Trung đã gây nhiều hệ lụy đến môi trường, tài nguyên, đời sống ngư dân, an toàn thực phẩm... Tình thế diễn biến bất ngờ, nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ và nhiều giải pháp kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cùng sự chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội… đã nhanh chóng giúp ngư dân có thêm động lực, động viên nhau vươn khơi bám biển.

tàu cá
Cách đánh bắt được các doanh nghiệp và siêu thị thu mua hết, giúp ngư dân yên tâm bám biển

Minh bạch thông tin

Tại cảng cá Thuận An (Thừa Thiên - Huế) những ngày gần cuối tháng 5 này, tiếng máy xay đá lạnh giòn tan hòa cùng âm thanh chà rửa dụng cụ, dọn dẹp vệ sinh thuyền bè của ngư dân nên không khí nơi đây không còn ảm đạm như những ngày trung tuần tháng 4 - cao điểm cá chết dạt vào bờ. “Tàu về bến, cá bán hết. Ngư dân không còn lo chuyện tiêu thụ sản phẩm nữa, an tâm ra khơi rồi”, ngư dân Nguyễn Văn Tuấn ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, oang oang nói vọng dưới khoang tàu cá.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, cho biết với 55 tàu đánh bắt xa bờ và hàng trăm tàu thuyền nhỏ, Phú Thuận là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng khai thác thủy sản trên biển. 100% hải sản ngư dân bắt được trong chuyến ra khơi những ngày vừa qua, khi cập bờ đều được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản xa bờ, nên đã được các siêu thị và doanh nghiệp thu mua hết. Trong đó, siêu thị Co.op Mart Huế là một trong những đơn vị thu mua nhiều nhất và khẳng định sẽ đồng hành lâu dài với ngư dân. Các tiểu thương bán lẻ tại địa phương cũng nhận giấy xác nhận để đưa hải sản đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Có sự hỗ trợ từ nhiều phía nên bà con ngư dân không còn bức bối chuyện bán cá nữa. Bây giờ họ đã an tâm trở lại chuyện ra khơi đánh bắt cho được thật nhiều tôm, cá.


Ngư dân khai thác hải sản gần bờ mong có chính sách hỗ trợ để đóng tàu lớn vươn khơi xa. Ảnh: MINH PHONG

Từ giữa tháng 5, cùng với việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xa bờ, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh theo dõi hải trình đánh bắt cá của ngư dân bằng hệ thống định vị đấu nối với trạm ở bờ. Ông Lê Văn Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, cho biết hệ thống kết nối định vị đã giúp các cơ quan chức năng theo dõi tàu của ngư dân bất cứ lúc nào, ở đâu. Từ đó, mới có xác nhận cuối cùng của cơ quan quản lý thị trường, sau đó cá được mở bán.
Chị Trần Thị Yến, chủ kinh doanh mực tươi và sứa biển tại TP Hà Tĩnh, cho biết: “Bán hải sản có giấy chứng nhận nguồn gốc nên được nhiều khách hàng yên tâm hơn. Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa, thị trường mua bán hải sản biển sẽ phát triển hơn”. Còn ngư dân Nguyễn Văn Đạo (chủ tàu 135CV đánh bắt xa bờ, ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), mong cơ quan chức năng tiếp tục triển khai rộng việc cấp nhãn mác chứng nhận hải sản an toàn, không chỉ đối với cá, tôm đánh bắt cách xa bờ ngoài 20 hải lý mà ngay cả hải sản khai thác gần bờ khi đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Nỗ lực khôi phục sản xuất

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Trần Lê Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng hỗ trợ khẩn cấp chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, quan trọng vẫn là giải pháp lâu dài để ngư dân khôi phục sản xuất. Hiện đơn vị đã hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển đổi sinh kế sản xuất cho người dân. Trong đó, tập trung vào 3 khu vực chịu ảnh hưởng nhiều do cá chết trên địa bàn các huyện Hải Dương, Thuận An và Lăng Cô. Mỗi địa phương lập phương án phù hợp với tình hình, đặc điểm của vùng đất, khí hậu thời tiết. Trên cơ sở đó sẽ thống nhất phương án chung để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khi thực hiện chuyển đổi phương án sản xuất. Giải pháp ưu tiên là phát triển nuôi cá nước ngọt, khi loài cá này đang có giá trị kinh tế cao và nhiều lợi thế khác.

Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch (Quảng Bình) Đậu Minh Ngọc cho biết, giải pháp lâu dài với ngư dân các xã ven biển hiện được đề xuất là chuyển đổi từ nghề lộng gần bờ sang đánh bắt xa bờ. Huyện đang ghi nhận nguyện vọng của ngư dân gửi tỉnh để trình Trung ương có nguồn tín dụng giúp các làng biển bãi ngang đóng thêm tàu lớn, thành lập các hợp tác xã kinh doanh thủy hải sản an toàn nhằm tạo được thị trường ổn định, củng cố sản xuất lâu dài, đủ sức ứng phó với các tình huống sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Ở Thừa Thiên - Huế, nhiều người cho rằng cần điều tra thêm và lập danh sách, đưa vào hỗ trợ những hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá, buôn bán hải sản ở các chợ ven biển để đồng hành cùng ngư dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc hỗ trợ dựa trên quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, do vậy, đối tượng hỗ trợ phải là những người ở các vùng ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp, kể cả đánh bắt, nuôi trồng và hậu cần nghề cá. Đối với hộ gián tiếp sẽ có những hỗ trợ khác như vay vốn, ưu đãi lãi suất…

Hiện các địa phương ở 4 tỉnh trên cũng huy động các cơ quan đoàn thể vào cuộc giúp ngư dân. Những chính sách bền vững đang được bàn thảo và gấp rút triển khai, trong đó nguyện vọng chuyển đổi vùng lộng gần bờ sang vùng khơi đang được quan tâm thiết thực, vừa giúp ngư dân có sinh kế lâu dài vừa giúp ngư trường xa có thêm sức lực của con người góp phần bảo vệ biển, đảo.

Song song việc triển khai các giải pháp nhằm minh bạch thông tin về chuyến biển, hiện các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đều đang triển khai các điểm bán hải sản biển an toàn. Trong đó, Hà Tĩnh đã khai trương 27 điểm bán hải sản biển đảm bảo an toàn và dự kiến mở thêm 150 điểm khác. Các loại hải sản bày bán tại các địa điểm đều được giám sát chất lượng chặt chẽ, dán tem trên từng sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn. Ngoài ra, tất cả địa điểm bán hàng đều có hệ thống bảo quản tốt, niêm yết giá công khai… và được UBND tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/điểm kinh doanh hải sản an toàn. 

Sài Gòn Giải Phóng, 25/05/2016
Đăng ngày 26/05/2016
Nhóm Phóng Viên
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:33 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:33 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:33 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:33 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 23:33 27/12/2024
Some text some message..