Thị trường thủy sản có dấu hiệu phục hồi, doanh nghiệp xuất khẩu tính toán thận trọng trong kinh doanh

Theo cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 ước đạt 685 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu hoạch cá tra ở An Giang.
Thu hoạch cá tra ở An Giang. Ảnh Nguyễn Huyền.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021, chiếm 53,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. 

Thị trường xuất khẩu chủ lực: 3 tăng 1 giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản từ ngày 1/1 đến ngày 15/3/2021 đạt trên 1,324 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2020. Top 4 thị trường hàng đầu lần lượt là: Khối thị trường CPTPP, Mỹ, EU và Trung Quốc.

Cụ thể: khối thị trường CPTPP đạt 382,923 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái; thị trường Mỹ đạt 255,012 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ; EU thứ 3 đạt 145,023 triệu USD, giảm 3,5% và thứ tư là thị trường Trung Quốc đạt 132, 241 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Thủy sản xuất khẩu với 3 mặt hàng chính: Tôm, cá tra và hải sản. Từ ngày 1/1 -15/3, xuất khẩu tôm đạt 495,708 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020; cá tra đạt 266,750 triệu USD, giảm 0,4% và hải sản các loại đạt 561,791 triệu USD.

Theo VASEP, nhu cầu sản phẩm cá tra nuôi từ Việt Nam đã tăng trở lại từ tháng 2-3/2021 giúp kéo giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng lên theo. Tuy nhiên, nhu cầu này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, một lý do lớn là do sức mua hạn chế từ thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra của Việt Nam là Trung Quốc. 

Hiện nay, việc hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc vẫn nghiêm ngặt như trước nhưng hoạt động giao thương thông suốt hơn, có một số thương lái nhỏ Trung Quốc đã bắt đầu tìm đến các hộ nuôi để hỏi về giá cá trong khi trước đó họ hầu như không mấy quan tâm. Có thể họ chỉ dò giá nhưng không mua ngay và đang xem xét nhập vài container trước khi giá cá có thể tăng.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) cho biết, doanh số tháng 3/2021 của công ty đạt 90% so với bình thường. Thời gian gần đây các khách hàng không còn phàn nàn về việc Hải quan Trung Quốc chậm trễ nữa, và khách hàng cũng cho biết hàng tồn kho của Trung Quốc thấp, điều này cũng hợp lý vì từ tháng 11/2020 Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu. 

Vẫn theo CEO của Vĩnh Hoàn, công ty không tìm thấy cá để mua ngay cả khi đưa mức giá cao hơn và bà Tâm tin rằng giá xuất nhập khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng dần với nhu cầu phục hồi chậm và giá thức ăn chăn nuôi đang tăng khá mạnh.

“Chúng tôi cho rằng, tháng 4 này khách hàng bắt đầu chấp nhận mức giá cao hơn do nguồn cung vẫn ở mức độ vừa phải. Năm nay, dự đoán các tháng hè (tháng 5-7) nguồn cung nguyên liệu cá sẽ thấp hơn so với bình thường; thông thường vào hè mới là vụ thu hoạch cá chính nhưng năm nay thì không”, bà Vi Tâm cho biết.

Doanh nghiệp  thận trọng trong năm 2021

Cuối tháng 3/2021, một nhà nhập khẩu lớn của EU cho biết; “Thị trường bán lẻ ở khu vực này tăng khá mạnh 30% so với năm trước, trong khi ngành dịch vụ thực phẩm vẫn còn đang uể oải. Mặc dù chúng tôi đang phải đối mặt với việc chi phí vận chuyển đường biển cao, giá bán cá ở EU vẫn ổn định, các nhà cung cấp Việt Nam đang cố gắng đẩy giá cao lên nhưng không ai đặt hàng”.

Theo Bob Noster, Giám đốc Cấp cao về kinh doanh và thu mua tôm và cá tra của Công ty Seattle Shrimp & Seafood Co., nhu cầu cá tra tại Mỹ rất mạnh vì các nhà bán lẻ và nhà khai thác dịch vụ ăn uống đều bận rộn mua hàng cho mùa xuân – hè. Ngoài người mua Mỹ, Trung Quốc cũng rất tích cực với các hợp đồng.

Giá cá tra nhập khẩu vào Mỹ đã tăng khoảng 6-7% kể từ cuối tháng 2. Cuối tháng 3/2021, giá cá tra nguyên liệu trong nước và giá xuất khẩu đã phản ánh điều đó; giá cá tra phile từ khoảng 1,60 - 165/pound vào cuối tháng 2 lên 1,70 -1,75/lb hiện nay.

“Các lô hàng trong tháng 4 đang có mức giá cao hơn, vì vậy chúng tôi hi vọng mức giá khả quan này sẽ duy trì trong vài tháng tới. Sản lượng cá tra thường bắt đầu cao ở mùa Xuân và tiếp tục tăng trong các tháng hè, hi vọng giá sẽ giảm vào cuối tháng 5-6, tuy nhiên, giá cả thường phụ thuộc vào thói quen mua hàng của Trung Quốc” ông Bob Noster cho hay.

Mặc dù tình hình xuất khẩu cá tra được dự báo rất khả quan, đặc biệt tại thị trường Mỹ. Mỹ cũng là thị trường truyền thống của Vĩnh Hoàn, đại diện của doanh nghiệp này chia sẻ, trong thời gian tới VHC tiếp tục đặt kế hoạch suy giảm trong năm 2021. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến doanh thu là 8.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và giảm 2,6% so với thực hiện trong năm 2020.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 và lũy kế năm 2020 vừa công bố mới đây của VHC, lợi nhuận của Vĩnh Hoàn tiếp tục lao dốc, giảm hơn 40% so với năm 2019, đạt mức 705 tỷ đồng.

Sang năm 2021, ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra vẫn nhận được khá nhiều kỳ vọng của giới quan sát. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục đến đâu thì còn phụ thuộc vào tiến triển "dập dịch" của các quốc gia, trong đó có cả Mỹ.

BizLive
Đăng ngày 15/04/2021
Nguyễn Huyền
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:10 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:10 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:10 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:10 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:10 26/04/2024