Thị trường thủy sản Tây Ban Nha

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh tới Tây Ban Nha, tạo ra một làn sóng sáp nhập trong ngành khai thác và chế biến thủy sản trong thời gian gần đây, báo trước những thay đổi đáng kể trong ngành thủy sản nước này.

Các mặt hàng thủy, hải sản được bán tại chợ
Các mặt hàng thủy, hải sản được bán tại chợ (Ảnh: Tepbac.com, 12/2012)

Làn sóng sáp nhập

Cuộc sáp nhập đình đám, điển hình cho xu thế tái cấu trúc hiện nay diễn ra vào mùa thu năm ngoái giữa Congelados Marinos Promar ở Vigo – một công ty chuyên NK từ Pêru cho tập đoàn bán lẻ khổng lồ Mercadona, với Frigorificos Fandino - chủ của một hạm đội đánh cá viễn dương và một nhà máy chế biến ở Aviles. Tập đoàn mới có doanh thu từ 100 triệu euro (153,3 triệu USD) tới 120 triệu euro (167,3 triệu USD).

Phần lớn thu nhập của Promar đến từ Mercadona, nhà bán lẻ lớn nhất Tây Ban Nha. Về phần Fandino, công ty này tiêu thụ 21.400 tấn sản phẩm, doanh thu 54 triệu euro (75 triệu USD). Thông qua các liên doanh và quan hệ đối tác, Fandino có các tàu khai thác tại Bắc Đại Tây Dương, ngoài khơi Achentina, Nam Phi, Mauritania, Senegal và Mozambique. Những con tàu này khai thác cá bơn Greenland, cá tuyết, cá hồng, cá bơn sao, cá vây chân, tôm nước lạnh, cá tuyết hồ, cá meluc và nhiều loài cá khác.

Việc sáp nhập cũng diễn ra với các nhà máy chế biến của Deseado Pesquera ở Aviles và La Coruna, Tây Ban Nha, tại Senegal và Achentina. Dự án sáp nhập của công ty này là nhằm thúc đẩy ngành sản xuất bào ngư với khoản đầu tư 6 triệu euro (8,3 triệu USD) trong 2 năm. Cuộc sát nhập này thể hiện một xu thế mới, không chỉ trong ngành thủy sản Tây Ban Nha, mà còn là xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu – đó là các công ty thủy sản mua các đội tàu đánh cá và trại nuôi cá để kiểm soát nguồn cung cấp thủy sản, khi nhu cầu tăng lên mạnh mẽ, còn các nguồn lợi thủy sản lại ngày càng hạn chế.

Cuộc sáp nhập của Promar diễn ra sau khi Pescapuerta và Armadora Pereira, hai công ty gia đình hàng đầu Tây Ban Nha về đánh bắt và chế biến thủy sản, tuyên bố rằng sẽ hợp tác xây dựng một hệ thống kho lạnh tại Vigo.

Ông Jose Enrique Pereira, tổng giám đốc của Armadora Pereira, cho biết: “Chúng tôi là những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác thủy sản và trên thị trường, nhưng chúng tôi đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực mới này với mong muốn trở thành một trong những công ty lớn nhất về kho lạnh và giao nhận ở châu Âu. 15 năm trước đây chúng tôi không thể nghĩ tới việc này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, đặc biệt tại Tây Ban Nha, đã buộc các công ty ở đây phải thay đổi... Các bạn hãy nhìn xung quanh xem, 85% công ty hiện nay là công ty gia đình. Chúng tôi phải vượt lên trên thực tế này. Cách duy nhất là sáp nhập các công ty lại với nhau”.

Ngoại trừ Pescanova – tập đoàn có doanh thu trên 1,47 tỉ euro (2 tỉ USD) và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Madrid, và tập đoàn Caladero khổng lồ chuyên về thủy sản tươi sống, các công ty thủy sản khác ở Tây Ban Nha đều có quy mô nhỏ hơn, với doanh số từ 100 triệu euro (139 triệu USD) tới 200 triệu euro (278 triệu USD).

Sản phẩm thủy sản được chế biến và đóng gói tại Tập đoàn Caladero (Ảnh: Tepbac.com 12/2012)

Siêu cường thủy sản toàn cầu

Tây Ban Nha có đội tàu cá lớn nhất thế giới, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh và là thị trườ+ng thủy sản hàng đầu thế giới. Các công ty thủy sản của Tây Ban Nha sản xuất trên 800.000 tấn thủy sản, giúp nước này trở thành siêu cường thủy sản trên thế giới xét về khối lượng.

Năm 2009, tổng khối lượng thủy sản tiêu thụ tại Tây Ban Nha bằng 1,6 triệu tấn, trị giá 11 tỉ euro (15,4 tỉ USD). Mức tiêu thụ trung bình 36kg/người. Tiêu thụ trung bình theo hộ gia đình 27,5kg/năm, trong đó khoảng 12,2 kg là thủy sản tươi, 4,8kg là thủy sản có vỏ tươi, 4kg thủy sản đóng hộp. Tiêu thụ thủy sản chín và đông lạnh trung bình 3,4kg/ người. Những loài phổ biến nhất là vẹm, cá đục, cá meluc, cá trổng, cá sácdin và cá thu.

Đa số người tiêu dùng Tây Ban Nha thích ăn thủy sản tại nhà, tiêu thụ thủy sản tại các hộ gia đình chiếm tới 79,8% tổng tiêu thụ thủy sản trên thị trường này. Hệ thống dịch vụ thực phẩm chiếm 15,9% tổng tiêu thụ thủy sản ở Tây Ban Nha, tiếp đến là các bệnh viện, trường học và các tổ chức khác (4,2%). Các hộ gia đình không có trẻ em tiêu thụ nhiều thủy sản nhất, trong khi các hộ có trẻ em dưới 6 tuổi tiêu thụ ít nhất. Theo thống kê, khoảng từ 100.000 tới 500.000 người tiêu dùng tại các thành phố lớn có mức tiêu thụ thủy sản cao nhất.

Nhà cung cấp thủy sản cho toàn thế giới

Đội tàu đánh cá của nước này có 11.250 con tàu, chiếm khoảng 13% trong tổng số 85.000 tàu cá đang hoạt động ở EU.

Phần lớn thủy sản của Tây Ban Nha khai thác ở Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và vùng biển ngoài khơi châu Phi. Các đội tàu Tây Ban Nha hoạt động khai thác cá ngừ và các loài thủy sản khác trên toàn thế giới.
Giá trị thủy sản khai thác năm 2008 ước đạt 1,9 tỉ euro (2,6 tỉ USD). Mặc dù 80% đội tàu của nước này là những con tàu có chiều dài dưới 12 mét, nước này vẫn có những đội tàu lớn và chuyên dụng để khai thác ở những vùng biển xa xôi.

Nuôi trồng thủy sản

Tây Ban Nha đang đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy sản đang lớn mạnh, nhất là khi chính phủ đã cam kết hỗ trợ này. Theo số liệu của chính phủ, vào năm 2008, các công ty thủy sản nước này sản xuất trên 265.000 tấn thủy sản nuôi trồng.

Nuôi trồng thủy sản nhiều loại, từ vẹm, cá tráp, cá bơn, cá mú, đến lươn và rôphi.

Thủy sản sinh thái chiếm ưu thế

Các tổ chức Bạn của Biển (Friend of the Sea) và Hội đồng Quản lý Biển (MSC - Marine Stewardship Council) đang hy vọng chương trình của họ sẽ được công chúng chấp nhận rộng rãi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.

Alma Roman, đại diện thương mại của MSC tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cho biết: “Tây Ban Nha là đất nước quan trọng trong việc cải thiện sự sống các đại dương. Không chỉ về quy mô của thị trường mà còn vì các công ty Tây Ban Nha hay liên doanh của họ tham gia khai thác thủy sản tại các ngư trường trên toàn cầu. Vì vậy, thủy sản sinh thái có ảnh hưởng lớn trong ngành thủy sản Tây Ban Nha. Tây Ban Nha là một phép thử cho chương trình của chúng tôi, vì người tiêu dùng, cấu trúc tiêu dùng và kênh phân phối ở đây khác với các thị trường nơi MSC đã có vị trí ổn định như bắc Âu và châu Mỹ”.

Người tiêu dùng Tây Ban Nha tiêu thụ nhiều loại thủy sản và mua nhiều thủy sản từ các cửa hàng nhỏ tại địa phương thay vì tại các chuỗi siêu thị đa quốc gia, vì thế khó phổ biến thủy sản sinh thái trên thị trường này.
Tới nay, các tổ chức phi chính phủ đã đạt được những thành công nhất định. Nhà bán lẻ Eroski đã cam kết phát triển chính sách thu mua trong quan hệ đối tác với WWF – một cam kết bao gồm cả thu mua thủy sản có chứng nhận của MSC.

Ông Santiego Freire Rodriguez, Tổng Giám đốc của Freiremar, cho biết MSC sẽ trở thành tiêu chuẩn cần thiết tại Tây Ban Nha trong vòng vài năm tới. “Những công ty hàng đầu như Caladero, Freiremar, Grupo Regal... đều tỏ ra nhìn xa trông rộng để nhận ra tầm quan trọng của thời điểm này, đó là khi vấn đề thủy sản sinh thái nổi lên và một công ty có thể giành lợi thế bằng cách tạo ra sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh và nhãn hiệu của họ.
Sớm muộn các nhãn MSC sẽ xuất hiện tràn ngập trên các giá bán hàng tại Tây Ban Nha và những công ty chọn MSC để thể hiện cam kết bền vững sẽ được đền đáp.

Theo Intrafish
Đăng ngày 06/03/2013
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:17 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 10:17 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:17 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:17 23/12/2024
Some text some message..