Don Berger, Giám đốc thu mua và bán hàng của Sea Lion International cho rằng trong thời điểm thị trường đang giảm thì người nuôi tôm lại mở rộng vùng nuôi và tăng mật độ thả nuôi. Vậy tôm sẽ bán cho ai?
Nhiều ý kiến cho rằng Thái Lan, một số nước ở Châu Á và Trung, Nam Mỹ sẽ có một năm bội thu tôm, sản lượng năm nay sẽ tăng 10 – 20% so với năm trước do chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng.
Tôm chân trắng có khả năng kháng bệnh tốt trong khi dịch bệnh là vấn đề lớn đối với nuôi tôm tại Việt Nam. Mặc dù tôm sú nuôi ở Việt Nam đang bị dịch bệnh nhưng sản lượng tôm chân trắng tăng sẽ bù đắp cho sản lượng tôm sú bị thiệt hại.
Indonesia cũng dự kiến đạt sản lượng tôm chân trắng cao mặc dù mưa nhiều ở một số vùng nuôi tôm của nước này.
Tại Trung Mỹ, tình hình nuôi tôm cũng tốt tuy mưa sớm. Nam Mỹ mặc dù sản lượng đạt không cao nhưng lượng dự trữ còn nhiều do nhu cầu ở Châu Âu giảm.
Những yếu tố khó đoán định
Bên cạnh thời tiết và dịch bệnh là những yếu tố khó lường trước và khó dự báo thì mức tiêu thụ của Trung Quốc và tình hình kinh tế Châu Âu cũng là những yếu tố khó đoán định. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường Hy Lạp, Tây Ban Nha và một số nền kinh tế khác ở Châu Âu giảm sẽ dẫn tới tình trạng tôm sẽ được đẩy sang tiêu thụ tại Mỹ.
Trong khi thị trường Mỹ lại không như mong đợi. Giá tôm tại đây đang hạ cho thấy nguồn cung đang vượt cầu.
Tiêu thụ tôm cuối năm ngoái tại Mỹ thấp hơn dự kiến nên lượng dự trữ tôm của nước này năm 2012 nhiều hơn các năm trước.
Giá tôm trên thị trường Mỹ đã giảm 10 – 15% từ đầu tháng 1. Giá chào bán từ các nhà cung cấp nước ngoài cũng giảm theo nhu cầu thị trường.
Người nuôi cũng khó
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, người nuôi tôm cũng không muốn tăng sản lượng khi giá giảm vì chi phí đầu vào như điện, thức ăn tăng cao. Vậy sản lượng tăng liệu có còn ý nghĩa với họ?