Thời tiết bất lợi nông dân nuôi cá bằng smartphone ở Vĩnh Phúc vẫn báo lãi

Dù thời tiết trong năm diễn biến thất thường nhưng nhiều nông dân áp dụng hệ thống cảm biến, thiết bị điều khiển tự động thông qua điện thoại thông minh (smartphone) ở các xã, huyện của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chăm sóc đàn cá thuận lợi, nhanh lớn, đạt trọng lượng cao, dễ bán và có lãi khá.

Ao tôm
Thời tiết bất lợi, nhiều người chăn nuôi gục ngã. Ảnh: Tép Bạc

Cá nuôi khỏe mạnh, dễ bán, người nuôi phấn khởi

Tuần trước, ông Trần Duy Thảo ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) vừa thu hoạch, xuất bán gần 20 tấn cá với giá trung bình khoảng 44.000 đồng/kg. Theo ông Thảo, so với các năm trước, giá cá năm nay cao hơn và dễ bán hơn.

Lứa cá vừa qua gia đình ông Thảo thả nuôi khoảng 1 vạn con gồm cá trắm, rô phi, chép sử dụng loại cám ngoại nhập và bổ sung cỏ tự nhiên trồng tại gia đình. Điều khác biệt là từ năm 2022, gia đình ông Thảo được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc hỗ trợ, lắp đặt hệ thống cảm biến giúp ao nuôi cá có thể kiểm soát được môi trường nước.

Hệ thống này còn có thể điều khiến các thiết bị ngoại vi như quạt nước để tạo oxy, máy bơm nước, máy cho ăn tự động… Hệ thống này được tích hợp với ứng dụng Farmext  (phần mềm được cung cấp bởi Công ty Tép Bạc ở TP.HCM), người dùng chỉ cần tải về và thực hiện các bước đăng ký đơn giản là có thể sử dụng điện thoại di động để theo dõi và điều khiển các thiết bị ngoại vi.

Ông Thảo cho biết, thời gian đầu lắp đặt, gia đình ông cũng có một số băn khoăn do chưa thay đổi được thói quen cũ, truyền thống chưa tiếp cận được các công nghệ chăn nuôi mới. Tuy nhiên, từ khi lắp đặt thiết bị số và được các cán bộ kỹ thuật tận tình hỗ trợ, giám sát, đến nay ông đã sử dụng, thao tác trên điện thoại thuần thục và hiệu quả hơn.

"Khi lắp đặt thiết bị mới chúng tôi được hỗ trợ khá nhiều từ giá thiết bị, cám, con giống, quạt nước... Nông dân chỉ phải trả đối ứng khoảng 50% tương ướng với số tiền khoảng 40 triệu đồng", ông Thảo nói và cho biết, tính từ vụ cá 2022, trừ các chi phí chúng tôi đã có lãi. Đến vụ cá năm nay, tỉnh ra gia đình cũng có doanh thu khoảng gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí cũng bỏ túi vài trăm triệu đồng.

Theo ông Thảo, so với mọi năm, thời tiết năm 2023 khắc nhiệt và diễn biến thất thường hơn nên người nuôi cá thường rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị thiệt hại do cá dễ nhiễm bệnh, chết nhiều.

"Từ khi chúng tôi lắp đặt hệ thống cảm biến và thiết bị tự động của Công ty Tép Bạc, các thiết bị tự động đo nước rất kịp thời, hiệu quả. Nhiều khi nhiệt độ, pH trong nước thay đổi, hệ thống sẽ tự động báo về điện thoại và tự động chạy quạt điều hòa nước rất nhanh chóng giúp đàn cá nuôi luôn khỏe, mạnh, nhanh lớn", ông Thảo tiết lộ.

Ông ThảoÔng Đào Duy Thảo, chủ 3 ao cá rộng 1,5ha ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc dùng smartphone chăm sóc cá tại ao của gia đình. Ảnh: Dân Việt

Mong được hỗ trợ nhiều hơn

Sau khi thu hoạch cá được 1 tuần, ông Thảo đã thả lứa cá giống mới với số lượng nhiều gấp đôi so với năm 2023. Trong đó, chủ yếu là cá trắm, chép, rô phi.

Ông Thảo cho hay: Nếu như chăn nuôi truyền thống như trước kia, sau khi thu hoạch bà con phải hút cạn xuống đáy và rắc vôi, phơi ao, xử lý các thuốc khoảng 1 tháng mới cho nước vào, thả giống. 

Tuy nhiên hiện, các hộ nuôi cá áp dụng công nghệ mới không cần hút cạn nước mà chỉ cần xử lý qua bằng chế phẩm một tuần là có thể thả lứa cá mới và chăm sóc bằng hệ thống tự đồng sẽ đạt hiệu quả cao, quay vòng lứa chăn nuôi mới nhanh hơn.

Ao nuôiDo có hệ thống cảm biến kiểm soát môi trường nước nên nước ao nuôi cá của gia đình ông Thảo luôn sạch, đảm bảo để nuôi cá nước ngọt hiệu quả. Ảnh: Dân Việt

Thời điểm nay, miền Bắc đang trong giai đoạn có rét đậm, rét hại, ông Thảo vẫn tự tin giữ ấm, chăm sóc cá giống mới thả khỏe mạnh.

Ông Thảo tiết lộ: "Chúng tôi thường xuyên theo dõi thời tiết để điều chỉnh chế độ chăm sóc và giữ ấm cho đàn cá. Đơn cử khi nhiệt độ giảm sâu dưới 10 độ, chúng tôi bơm nước giếng khoan vào đáy và cân bằng nước trong ao khoảng 2m. Bên cạnh đó, chúng tôi thả thêm rơm, bèo ở góc ao để cá tránh trú giữ ấm mình.

Đối với chế độ cho ăn, tôi cũng điều chỉnh giảm thức ăn. Nếu trong điều kiện thường hàng ngày 2 ao cá ăn hết 7-8 bao cám thì nay chúng tôi chỉ cho cá ăn 1 bao (25kg) và bổ sung thêm ít cỏ cho đàn vật nuôi đảm bảo đủ chất hơn trong mùa đông".

Dù nhiệt độ thường xuyên thay đổi bất ngờ, đột ngột nhưng nhờ lắp đặt hệ thống cảm biến có thể tự động kiểm soát môi trường nước ao nên đàn cá của ông Thảo luôn phát triển ổn định và tăng năng suất theo mong muốn.

"Cá ao của tôi nuôi ra luôn chắc thịt, thân trường, dài. Cá trắm luôn đạt trọng lượng từ 3 đến trên dưới 4kg, các khách mua rất ưa chuộng, đặt hàng nhiều nên chúng tôi không bao giờ lo ế", ông Thảo khoe thêm.

Ông Thảo cho hay: Hiện tại hệ thống cảm biến, thiết bị điều khiển tự động cho cá ăn vẫn rất hiệu quả với người chăn nuôi cá. Chúng tôi rất mong được Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Công ty Tép Bạc tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng dự án để nhiều người nuôi cá ở trong và ngoài tỉnh đều được hưởng lợi.

"Thời thời đại hiện nay, chúng ta không thể giữ mãi kiểu chăn nuôi truyền thống mà bà con cần phải tích cực áp dụng theo các công nghệ mới vào chăn nuôi, sản xuất để tăng năng suất, giá trị của sản phẩm. Theo đó, việc áp dụng hệ thống cảm biến và điều khiển tự động của Vĩnh Phúc đang rất đúng hướng và hiệu quả", ông Thảo khẳng định.

Dân Việt
Đăng ngày 01/02/2024
Trần Quang
Kinh tế

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 13:11 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 13:11 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 13:11 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 13:11 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:11 08/10/2024
Some text some message..