Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.

nuôi ếch Thái Lan
Mô hình nuôi ếch Thái Lan ở An Giang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan

Trên cơ sở xác định được tính hiệu quả của mô hình, địa phương đang xúc tiến thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan, nhằm kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa nông dân với nhau và hướng đến tìm kiếm “đầu ra” ổn định hơn cho sản phẩm.

Nghề nuôi ếch Thái Lan được người dân xã Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm trước tại địa phương. Tuy nhiên, lúc đầu mô hình này không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do nông dân chưa chủ động được nguồn cung con giống và chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi. Chất lượng và hiệu quả của mô hình không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt thoạt nhìn rất dễ thực hiện, nhưng khi tiến hành nuôi thì không hề đơn giản, bởi trong quá trình chăn nuôi đòi hỏi người nuôi phải chú ý nhiều về kỹ thuật như: việc cho ếch ăn đủ liều lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường nước và phải thường xuyên quan sát bể nuôi, nhằm sớm phát hiện ếch bệnh để có những biện pháp phòng trị kịp thời, có như vậy chăn nuôi mới mang lại hiệu quả.

Khó khăn của mô hình sản xuất là vậy, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của ngành chuyên môn giúp mô hình ngày càng phát triển, như: kịp thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân, từ đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan tại địa phương có bước khởi sắc đáng kể, nông dân thu được lợi nhuận nhiều hơn. Với 24 bể nuôi ếch Thái Lan, trong đó có 8 bể nuôi ếch thương phẩm, với số lượng khoảng 3.000 con/bể, còn lại 16 bể nuôi ếch sinh sản, hộ anh Trần Văn Giang (ấp Khánh Phát, xã Khánh Hòa) là nơi có diện tích nuôi ếch Thái Lan khá lớn tại địa phương.

Anh Giang không chỉ thành công về việc nuôi ếch thương phẩm, mà còn có thể tự chủ trong việc tạo ra con giống. Từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong các bể nuôi ếch của anh Giang có từ 18.000-20.000 con ếch, mỗi đợt thu hoạch từ 7-8 tấn ếch thịt, sau khi trừ chi phí, anh Giang thu lãi khoảng 8 triệu đồng/bể.

Anh Giang cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi bò, sau đó biết đến mô hình nuôi ếch, qua tìm hiểu tôi nhận thấy nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao nên tôi quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Ban đầu, tôi mua ếch từ tỉnh Đồng Tháp về để ép con giống, khoảng 20 ngày bắt đầu cho ếch con lên bồn, nuôi từ 3-3,5 tháng là ếch thu hoạch được”.

Theo kinh nghiệm của anh Giang, muốn nuôi ếch Thái Lan đạt năng suất cao thì ếch giống khi thả nuôi phải cùng kích cỡ với nhau, không được nuôi ếch lớn và ếch nhỏ trong cùng một bể, vì nếu như vậy thì ếch sẽ ăn thịt lẫn nhau, gây hao hụt con giống và ếch thương phẩm sau này. Hàng ngày, phải cho ếch ăn 3 lần và thay nước đều đặn.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải chú ý quan sát, thường xuyên theo dõi môi trường nuôi để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các bệnh thường phát sinh trên ếch, như: đường ruột, ký sinh trên da, mù mắt… ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như sắp xếp công việc để tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do ngành chuyên môn tổ chức; đồng thời tranh thủ những lúc rảnh rỗi tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo đã mang đến cho gia đình anh Giang những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăn nuôi.

Trên địa bàn xã Khánh Hòa hiện có trên 30 hộ chăn nuôi ếch Thái Lan. Nhận thấy mô hình nuôi ếch Thái Lan mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho người dân nên UBND xã Khánh Hòa và Hội Nông dân xã đã tiến hành thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Việc thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan không chỉ tạo điều kiện để các hộ nuôi ếch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm mà còn là nơi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Ngoài ra, thông qua tổ hội nuôi ếch còn giúp vận động người dân mở rộng diện tích chăn nuôi ếch Thái Lan trong thời gian tới”.

Báo An Giang
Đăng ngày 30/06/2020
Mỹ Linh
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:51 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:51 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:51 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:51 20/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 10:51 20/12/2024
Some text some message..