Thu bộn tiền nhờ thả cua trên ruộng lúa lớn

Sau khi thử nghiệm nuôi cua đồng trong ao hồ mang lại giá trị kinh tế, anh Trần Quý Bảo (xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã tiến hành đưa cua ra đồng nuôi để nhân rộng mô hình này.

thu hoạch cua đồng
Anh Bảo thu hoạch cua đồng. Ảnh: Q.A

Ở huyện Yên Thành anh Trần Quý Bảo không chỉ nổi tiếng về nuôi ốc bươu đen và cung cấp giống ốc bươu cho bà con, mà anh còn sáng tạo trong nuôi trồng các loại sản vật địa phương theo hình thức sinh thái, bảo vệ môi trường. 

Lớn lên từ quê lúa một nắng hai sương, nhận thấy được giá trị của đồng đất, của các đặc sản địa phương như lươn, ốc, cua... anh nhận thầu đất hoang của xã đầu tư 15 ao nuôi ốc bươu đen.

ốc bươu đen
Anh Bảo nhận thầu đất hoang của xã đầu tư 15 ao nuôi ốc bươu đen. Ảnh: Trân Châu.

Trong quá trình thu hoạch ốc, anh Bảo thu hoạch được rất nhiều cua đồng. Cua đồng có giá 60-100 ngàn đồng/kg, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Anh nảy ra ý nghĩ thử nuôi cua dưới ao bèo, lăn lác. Cua đồng sinh sản nhanh, dễ nuôi, cho hiệu quả cao. Cứ vài tuần anh lại có thu hoạch đi bán. Mỗi lần thu hoạch được cả mấy yến cua. Thế là anh cải tạo thêm đất, thả cua đồng ra đồng lúa, xung quanh bao nilông loại dày tránh chuột và để cua không bò ra. 

Những ngày cuối tháng 5, giữa cái nắng oi ả, anh Trần Quý Bảo, xóm 2, xã Đức Thành, huyện Yên Thành vẫn cặm cụi bao ni lông quanh ruộng lúa để kịp tiến độ thả cua đồng. Đây là mô hình mới mà anh Bảo triển khai với kỳ vọng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao từ đó sẽ chia sẻ với bà con trong vùng để cùng nhau vươn lên làm giàu chính đáng.

Anh Bảo cho biết: Gia đình tôi có 15 ao với diện tích khoảng 2,5ha, trước đây chủ yếu là nuôi ốc bươu đen, sau khi thấy hiệu quả thực tế và giá trị con cua đồng mang lại, tôi quyết định dành ra 2 ao với diện tích 1.000m2 để thử nghiệm nuôi cua đồng. Thấy cua sinh trưởng tốt, mang lại thu nhập ổn định, từ đó tôi quyết định sẽ mở rộng mô hình, đưa cua ra ruộng lúa. 

ruộng lúa hoang
Anh Bảo mở rộng mô hình, đưa cua đồng ra ruộng lúa. Ảnh: Q.A

Theo anh Bảo thì việc nuôi cua trong đồng ruộng có nhiều ưu điểm, việc tủ ni lông bao quanh tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc vây ruộng bằng tôn, fibro xi măng như các mô hình khác. Điều đáng nói, cua đồng dễ nuôi, đặc tính của nó là tự cày xới đất, không làm giảm chất đất khi trồng lúa. Khi lúa trổ bông là lúc cua béo nhất, những mùa khác cho cua ăn thêm ốc bưou vàng xay, cá tạp. Do nuôi sinh học nên sẽ bảo vệ được môi trường. Đồng thời kết hợp nuôi cả ốc, cua trong ao để có thu nhập cao hơn. Khi thả sẽ thả ốc nhỡ khỏi cua ăn thịt.

cua đồng giống
Những con cua giống được thả đều sinh trưởng tốt trong đồng ruộng. Ảnh: Q.A

Anh Bảo cho biết: Trong khi nhiều nông sản khó tìm được đầu giữa thời điểm dịch Covid - 19 thì cua đồng và ốc bươu đen nhà anh luôn trong tình trạng "cháy hàng", nhất là trong mùa nắng nóng. Mỗi ngày có rất nhiều thương lái đến thu mua cua tại nhà, sau đó xuất đi các tỉnh, thành, chủ yếu ở Hà Nội. Cua đồng được tiêu thụ mạnh và rất hiếm khi xẩy ra tình trạng ế ẩm...

Theo tính toán của anh Bảo, mỗi sào cua sẽ cho sản lượng từ 50 - 100kg, mang lại thu nhập khoảng 4 triệu đồng/sào, gấp đôi so với trồng lúa. Nếu nuôi thêm con khác sẽ có thêm giá trị.

nuôi cua ruộng lúa
Để tránh cua bò ra ngoài hoặc bị chuột cắn nên anh Bảo đã rào ni lông xung quanh ruộng. Đây là loại ni lông rất chắc chắn và ít tốn chi phí hơn các loại tôn, fibro xi măng... Ảnh: Q.A

Do nuôi cua đồng tốn rất ít vốn và dễ nuôi nên dễ triển khai, nhân rộng. Về đầu ra hiện nay đang khan hàng. Khi có nguồn hàng đủ lớn anh Bảo nghiên cứu ứng dụng KHKT để sản xuất nước cua xay cung cấp cho thị trường thành phố. 

Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, hiện 15 ao nuôi của anh Bảo luôn có thu hoạch. Bên cạnh đó anh còn trồng rau, đu đủ, ổi... để làm thức ăn cho ốc, cua và bán ra thị trường. 

Bên cạnh công tác nuôi trồng anh Bảo còn trực tiếp hướng dẫn công tác tư vấn thiết kế ao hồ, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cũng như bán con giống cho bà con có nhu cầu. 

Báo Nghệ An
Đăng ngày 29/05/2021
Nhóm PV
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:15 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:15 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 10:15 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:15 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:15 19/01/2025
Some text some message..