Thử nghiệm PCR các mẫu đơn mô có thể chuẩn đoán sai bệnh tôm

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy đối với tôm nhiễm bệnh GAV có mức nhiễm bệnh khác nhau đáng kể giữa các sợi mang và vỏ được lấy mẫu từ cùng một loại tôm. Do đó, thử nghiệm một mẫu đơn của các mô này có thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc thậm chí dẫn đến chẩn đoán sai một con tôm bị nhiễm bệnh.

Thử nghiệm PCR các mẫu đơn mô có thể chuẩn đoán sai bệnh tôm
Sự biểu hiện tình trạng nhiễm bệnh trên các loại mô khác nhau là khác nhau. Ảnh tôm bệnh GAV. Nguồn: Internet

Trong nuôi tôm, việc quản lý dịch bệnh đúng hướng là rất quan trọng để đảm bảo giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp phát hiện mầm bệnh như xét nghiệm PCR. PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Và có nhiều xét nghiệm PCR được phát triển để phát hiện tất cả các tác nhân gây bệnh chính trên tôm. Trong trường hợp cần xét nghiệm nhưng không ảnh hưởng đến tôm - như kiểm tra tôm bố mẹ về sự hiện diện của virus và các mẫu nhiễm bệnh - thì mẫu mang, vỏ hoặc chất lỏng của tôm là các nguồn thực tế duy nhất để thử nghiệm.

Virus có liên quan đến mang (GAV) - còn được gọi là kiểu gen virus đầu vàng tuýp 2 (YHV2) - phổ biến rộng rãi ở tôm sú tự nhiên và tôm sú nuôi (Penaeus monodon) của Úc. Ở Úc, con người ngày càng quan tâm đến việc thiết lập quần thể giống P. monodon sạch bệnh hoặc kháng bệnh GAV. Cả hai đều yêu cầu phát hiện và định lượng chính xác mẫu bệnh nhiễm GAV, và mô mang hoặc mô vỏ thường được sử dụng để phân tích RT-PCR. Tuy nhiên, việc mức độ nhiễm bệnh GAV có thể khác nhau giữa các dải mang hoặc vỏ khác nhau lấy mẫu từ cùng một con tôm hầu như vẫn chưa được xác định.

Bài viết này tóm tắt kết quả của một nghiên cứu sử dụng phân tích RT-qPCR để định lượng chính xác mức độ nhiễm bệnh GAV trong các chuỗi mang và vỏ khác nhau được lấy mẫu từ từng cá thể P. monodon với việc nhiễm bệnh tự nhiên, để so sánh độ nhạy và biến đổi trong một trong hai loại mô. Để hiểu được GAV có thể thay đổi như thế nào trong các tình huống nhiễm bệnh tự nhiên, chứ không phải là nhiễm bệnh nhân tạo, chẳng hạn như kiểm tra tôm từ ao nuôi hoặc tôm bố mẹ tự nhiên – các nhà nghiên cứu sử dụng tôm bị nhiễm bệnh tự nhiên. Các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu cả hai thùy cơ quan bạch huyết từ một nhóm P. monodon trưởng thành để so sánh độ nhạy của việc phát hiện GAV trong mô mang và vỏ, so với cơ quan bạch huyết, là mô mục tiêu đề xuất cho xác định mầm bệnh GAV.

Thiết lập nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu lấy mẫu các mô từ hai nhóm độc lập P. monodon được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu Bribie Island (BIRC), Queensland, Úc. Nhóm 1 bao gồm 10 con tôm nhỏ (trọng lượng trung bình là 10,9 ± 1,4 gram), và mỗi con tôm có tám sợi mang và tám vỏ tôm đã được lấy mẫu. Nhóm 2 có 12 con tôm trưởng thành (trọng lượng trung bình 40,4 ± 2,3 gram) và mỗi con có 10 sợi mang, 10 vỏ tôm và cả hai thùy ở bạch huyết được lấy mẫu. Mô được bảo quản cho đến khi được xử lý.

Hệ số biến thiên (CV) được sử dụng để xác định mô mang hoặc mô vỏ có khác biệt về mức độ biến đổi nhiễm GAV được phát hiện giữa các sợi mang cá thể và vỏ được lấy mẫu từ mỗi con tôm hay không

Kết quả và thảo luận

Việc chẩn đoán sai bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong các chương trình nhân giống tôm sú nơi tôm bố mẹ tự nhiên thường được chọn để nhân giống dựa trên xét nghiệm PCR âm tính đối với các tác nhân gây bệnh cụ thể (sạch bệnh SPF). Dữ liệu của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng thử nghiệm một sợi lông mang hoặc vỏ có thể làm tăng nguy cơ âm tính giả đối với bệnh và bỏ qua bệnh, dẫn đến việc truyền mầm bệnh theo chiều dọc đến tôm giống và sau đó đến các ao nuôi hoặc tôm bố mẹ sạch bệnh khác.

Đối với tôm bố mẹ, việc thực hiện nhiều xét nghiệm PCR liên tiếp có thể thích hợp hơn, tốt nhất là sử dụng nhiều hơn 1 mẫu mô, trong quá trình kiểm dịch tôm bố mẹ tự nhiên trước khi chúng được chọn để sử dụng trong các chương trình nhân giống SPF. Hoặc là một phương án thay thế, tăng số lượng tôm được thử nghiệm để tăng tính chính xác của các ước tính tỷ lệ nhiễm bệnh khi xét nghiệm ở cấp quần thể.

Sự biến đổi lớn trong nhiễm GAV có thể xảy ra giữa các sợi mang hoặc vỏ ở một số tôm - ngoài việc phát hiện sai âm tính tiềm ẩn - có thể tạo ra dữ liệu không chính xác về mức nhiễm bệnh và có thể giảm thiểu mức độ nhiễm bệnh khi lấy mẫu một sợi mang hoặc một vỏ. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của so sánh tương đối giữa tôm cá thể, bởi vì không có dữ liệu chính xác về mức nhiễm bệnh của mỗi con tôm, khả năng ước tính với bất kỳ sự đóng góp di truyền nào vào sự khác biệt giữa các cá nhân hoặc dòng họ sẽ bị thiếu nghiêm trọng.

Mức nhiễm GAV được định lượng trong mỗi thùy cơ quan bạch huyết từ tôm trưởng thành nhóm 2 cao hơn rõ rệt (435- 856 lần) và thay đổi rất ít so với vỏ hoặc sợi mang từ cùng một con tôm, nhất quán với các phân tích trước đây về tôm P. monodon nhiễm GAV với phát hiện có nồng độ GAV cao hơn trong cơ quan bạch huyết.

Mặc dù cơ quan bạch huyết là mẫu mô tối ưu để phát hiện sự nhạy cảm với GAV, có trường hợp lấy mẫu cơ quan này là không thích hợp, vì nó đòi hỏi phải giết con tôm (thường không phải là lựa chọn trong các tình huống nhân giống tôm), rất khó để lấy mẫu động vật nhỏ và nó có thể rất khó để xác định vị trí và mổ xẻ trong sàng lọc với số lượng vật liệu lớn. Do đó, các mô thay thế như mang và vỏ thường được sử dụng vì chúng có thể được lấy mẫu mà không gây hại đến tôm và hiệu quả trong hầu hết các thử nghiệm.

Do đó, dữ liệu của các nhà nghiên cứu cho thấy mô không thuận lợi hơn trong việc đưa ra dữ liệu chính xác về mức nhiễm GAV, vì vậy quyết định loại mô nào (vỏ hoặc mang) để lấy mẫu phụ thuộc vào quy trình thu thập và phòng thí nghiệm phù hợp nhất. Sự khác biệt về tổng số RNA được phân lập trên mỗi microgram mô có thể tồn tại và ảnh hưởng đến các so sánh tương đối giữa các loại mô.

Đánh giá

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy với tôm nhiễm bệnh GAV tự nhiên đã chứng minh rằng mức nhiễm bệnh có thể khác nhau đáng kể giữa các sợi mang và vỏ khác nhau được lấy mẫu từ cùng một loại tôm. Do đó, thử nghiệm một mẫu đơn của các mô này có thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc thậm chí dẫn đến chẩn đoán sai một con tôm bị nhiễm bệnh.

Khi không thể lấy mẫu của cơ quan bạch huyết, việc thử nghiệm các nhóm mô từ hai hay nhiều sợi mang/vỏ được khuyến cáo thực hiện để vượt qua sự biến đổi này và tạo ra dữ liệu chính xác hơn về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của nhiễm GAV.

TCTS
Đăng ngày 10/09/2018
HNN (Theo GAA)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:05 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:05 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 10:05 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 10:05 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:05 23/12/2024
Some text some message..