Thừa Thiên Huế: Tìm nguyên nhân cá chết ở Thuận An

Sáng 6/4, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết, đã cử đơn vị về lấy mẫu cá bị chết tại thị trấn Thuận An (Phú Vang) để kiểm tra, xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân vụ việc.

Thừa Thiên Huế: Tìm nguyên nhân cá chết ở Thuận An
Nhiều loại cá đặc sản bị chết

Tối ngày 5/4, người dân tổ dân phố An Hải (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) phát hiện cá nuôi lồng đoạn ven phá Tam Giang có hiện tượng thiếu ô xy, ngoi lên mặt nước và lờ đờ. Sau đó không lâu, một số hộ nuôi dùng vợt kiểm tra dưới đáy lồng thì phát hiện cá bị chết. Ngay sau đó, nhiều hộ dân đã dùng bình sục khí tạo oxy để cứu những lồng cá nuôi có triệu chứng lờ đờ, đuối sức.

Ông Lê Văn Thuận cho biết, ông nuôi 3 lồng với hơn 1.000 con cá với nhiều loại có giá trị như cá mú, cá dìa, hồng mỹ... từ 4-6 tháng, trọng lượng lớn nhất khoảng 0,7 kg/con. Tính ra chi phí nuôi đến thời điểm hiện tại đã vài chục triệu đồng. “Tôi mới kiểm tra sơ bộ thì có rất nhiều cá có trọng lượng lớn đã chết. Hiện tượng cá chết, lờ đờ xuất hiện từ các lồng nuôi ở khu vực gần cầu Thuận An, sau đó lan xuống các hộ nuôi hướng ra cửa biển ”, ông Thuận cho biết thêm.

Những người nuôi cá ở đây nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá bị chết có thể là do khí gas dùng trong sản xuất nước đá cây cung cấp cho các tàu cá tại các cơ sở nước đá cạnh đó xả ra dưới nước.

Nhiều người khẳng định rằng từ khoảng 15 giờ cùng ngày, họ đã ngửi thấy mùi gas nồng nặc tại khu vực này. “Tại đây có 3 cơ sở sản xuất nước đá nằm sát khu vực nuôi cá, chúng tôi thường ngửi thấy mùi gas như thế. Chúng tôi nghi họ xả gas ra từ các ống chôn ngầm dẫn thẳng ra nước nên khiến cá bị ảnh hưởng như vậy”, một hộ nuôi nói.

nuôi cá, cá chết, nuôi cá lồng, nuôi cá Huế, nguyên nhân cá chết

Ngay trong đêm, người dân Thuận An đã sục khí tạo oxy để cứu cá

Thống kê sơ bộ của địa phương, khu vực này có 10 hộ nuôi cá bị ảnh hưởng. Trong đó, mỗi hộ nuôi từ vài trăm đến 1.000 con, thời gian thả nuôi đã được vài tháng. Đã có 2.400 con cá bị chết.

Ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho hay, đến nay vẫn chưa thể đưa ra nhận định nguyên nhân cá lồng nuôi bị chết vì phải chờ kết quả xét nghiệm. “Sáng 6/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Chi cục Thủy sản tỉnh đã lấy mẫu cá, mẫu nước kiểm tra môi trường, đem đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân”, ông Phước cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh nhanh nhất ngày mai (7/4) mới có. Nhận định ban đầu của cơ quan chức năng khi kiểm tra lồng nuôi có phát hiện một số nhện, có thể là vật môi trường trung gian gây bệnh. Tuy nhiên, đ-ây chỉ là nhận định sơ bộ ban đầu, nguyên nhân cá chết phải đợi kết quả xét nghiệm mẫu bệnh của cơ quan chức năng.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 09/04/2019
Hà Nguyên
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 13:45 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 13:45 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 13:45 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 13:45 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:45 11/01/2025
Some text some message..