Thừa Thiên-Huế trồng thêm 20 hecta rừng ngập mặn

Sau hơn 1 năm triển khai dự án xây dựng vườn ươm cây ngập mặn, đến nay tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ươm thành công gần 23.000 cây con các loại gồm đước, vòi, vẹt khang, sú, bần, mắm, cây phát triển rất tốt, tỷ lệ cây gieo ươm sống đạt khá cao với tỷ lệ 83%.

rung ngap man
Ảnh minh họa: tepbac.com

Dự án do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tài trợ hơn 700 triệu đồng, giúp tỉnh Thừa Thiên-Huế trồng rừng trên diện tích 300m2 (từ tháng 8/2012-7/2014).

Dự tính trong năm nay, số cây ngập mặn này sẽ trồng trên diện tích khoảng 20ha; trong đó trồng 11.000 cây tập trung để phát triển thêm diện tích rú chá; số còn lại trồng phân tán để bảo vệ các tuyến đê bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu, các vùng đất dễ bị xói lở và thiết lập trồng từ 5-7ha trên diện tích ao nuôi thủy sản sinh thái...

Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã thực hiện đề tài khoa học "Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên-Huế." Dự án tập trung nghiên cứu, đánh giá và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Tân Mỹ (huyện Phú Vang) và phía Tây đầm Lập An (huyện Phú Lộc), để có những cứ liệu chính xác cho việc mở rộng tái tạo phục hồi rừng ngập mặn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Việt Hùng cho biết tỉnh đang nỗ lực phục hồi diện tích rừng ngập mặn trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tạo thành bức tường xanh có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển. Trước mắt, các khu rừng ngập mặn trồng dọc theo bờ phá Tam Giang-Cầu Hai sẽ là nơi nuôi dưỡng, bảo vệ ấu trùng, cung cấp thức ăn, góp phần hình thành nên các bãi giống, bãi để tự nhiên cho các loài thủy sản. Nếu được mở rộng, rừng ngập mặn còn có vai trò rất lớn trong việc điều hòa nhiệt độ, giúp cân bằng sinh thái trước những biến đổi phức tạp của môi trường.

Theo nghiên cứu từ kết quả sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), Thừa Thiên-Huế là địa phương vốn có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với hơn 22.000ha diện tích mặt nước đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn trong toàn bộ khu vực này chỉ còn chưa đầy 8ha, chủ yếu chỉ còn ở rừng ngập mặn rú chá Hương Phong (huyện Hương Trà); Cảnh Dương (huyện Phú Lộc); Tân Mỹ (huyện Phú Vang); đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô), nên rất cần được đầu tư mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.../.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 12/09/2013
Quốc Việt
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:18 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:18 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:18 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:18 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:18 25/04/2024