Thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài

Gần tháng nay, tôm hùm nuôi ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) bị bệnh, ngắc ngư trồi đầu lên, người nuôi bán đổ bán tháo. Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân là mật độ nuôi dày quá tải, thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài dẫn đến nguồn nước ô nhiễm nặng.

Hau chi vo tom
Thức ăn tôm đang “đầu độc” vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài trải dài từ phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên và xã Xuân Phương. Nơi đây được nhiều người biết đến là “thủ phủ tôm hùm” của Phú Yên và của cả nước khi có tới 29.000 lồng nuôi (mỗi lồng nuôi 50-70 con), chủ yếu là tôm hùm bông (sao) và tôm xanh. Những ngày qua, ngày nào ở đây cũng có tôm hùm chết do bệnh sữa, bệnh cứng vỏ.

Ông Lê Minh Lộc, người nuôi tôm hùm ở phường Xuân Thành than vãn: “Gần tháng nay, tôm hùm “rớt” rất nhiều vì bệnh, có bữa bè nuôi của tôi có 12 con tôm hùm ngắc ngư trồi đầu lên vì bệnh sữa. Cũng theo ông Lộc, nếu tôm thành phẩm bán 1,6 triệu đồng/kg, thì chi phí đầu tư hết 1,2 triệu đồng, người nuôi còn bỏ túi 400.000 đồng/kg. Còn tôm hùm bệnh thì bán đổ bán tháo, chỉ 600.000 đồng/kg, người nuôi bù lỗ 600.000 đồng.

Ông Nguyễn Long, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương buồn rầu nói: “Sáng sớm, tôi lặn xuống vớt con tôm đừ (tôm yếu) lên bờ. Ngoài tôm bị bệnh sữa thì phát hiện có con tôm vỏ của nó bị hàu chỉ và các sinh vật khác bám dày đến nổi “bó” con tôm không thay vỏ được, loại này nếu tiếp tục nuôi thì cũng chết dần chết mòn”. Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm hùm, tôm khỏe mạnh thì lanh, càng que nó “gãi” (làm vệ sinh quanh vỏ sạch mình mẫy) thì không có vi sinh vật nào bám được. Còn tôm đừ thì bị hàu chỉ, vi sinh vật “bó” vỏ riết rồi chết.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, có chuyến khảo sát vùng nuôi tôm vịnh Xuân Đài nhận định, những con tôm này yếu, nó đang bị ký sinh. Điều này dẫn đến việc hấp thu oxy thấp. Con tôm sẽ dần dần bỏ ăn rồi chết.

Năm ngoái, bệnh trên tôm hùm ở vịnh Xuân Đài làm điêu đứng người nuôi, thời gian cao điểm đã có hơn 1,6 triệu con tôm hùm của 693 hộ nuôi bị chết, có trường hợp thiệt hại đến hàng chục tỉ đồng. Riêng hiện nay, tôm hùm bị bệnh chết còn có dấu hiệu lan rộng khi thời tiết bắt đầu giao mùa nắng nóng.

Bà Bùi Thị Lan, một phụ nữ mua tôm cho biết, từ sáng đến tối bà chạy ghe rảo một góc nhỏ trên vịnh Xuân Đài mua 70 tôm hùm đừ ngắc ngư mà càng ngày tôm bị bệnh càng nhiều, bà mua được nhiều tôm bệnh hơn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, từ đầu năm đến nay bệnh sữa xảy ra trên tôm hùm nuôi lồng ở Sông Cầu ở tất cả các loại tôm, trong đó, tôm hùm bông có tỉ lệ chết cao hơn hẳn. Ước tỷ lệ tôm hùm chết do bệnh sữa khoảng 10%, cá biệt có một số lồng tôm hùm bông bị nhiễm bệnh sữa chết khoảng 20-30%.

Ông Nguyễn Minh Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, qua kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh do mật độ lồng nuôi dày làm lưu tốc dòng chảy kém, cản trở sự lưu thông nước. Môi trường nuôi bị ô nhiễm do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản, các chỉ số môi trường vượt ngưỡng cho phép.

Thức ăn “đầu độc” vịnh Xuân Đài


Cho tôm hùm nuôi ở vịnh Xuân Đài ăn bằng mồi ốc cháy.

Cách đây 5 năm, vịnh Xuân Đài có 1.124 hộ nuôi tôm hùm với 13.302 lồng nuôi, nay tăng lên 29.000 lồng. Với số lồng nuôi quá tải như hiện nay, hàng ngày người nuôi trút xuống vịnh trên 2.000 tấn thức ăn (mỗi lồng nuôi ăn 70 kg mồi/ngày). Thức ăn tôm hùm là thức ăn sống như cua, ốc, cá. Ngoài phần thịt tôm hùm ăn, còn phần vỏ cua ốc chìm xuống nước lâu ngày hôi thối, đó là chưa kể mỗi lần rửa mồi cua, ốc, cá nước đen túa ra vịnh. Lâu ngày nước đóng bợn, rong nổi lên bám dày dẫn đến nguồn nước ô nhiễm.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết sổ này đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm hùm kiểm tra chất lượng thức ăn, cần thiết phải giảm 50% lượng thức ăn để tránh dư thừa. Việc sử dụng thức ăn tươi cần đảm bảo chất lượng và bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin, khoáng chất để tôm tăng sức đề kháng trong điều kiện thời tiết thay đổi để tôm chống chịu tác nhân gây bệnh.
TBKTSG
Đăng ngày 15/03/2018
Mạnh Hoài Nam
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:38 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:38 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:38 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:38 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:38 23/11/2024
Some text some message..