Thúc đẩy mô hình phát triển chuỗi thủy sản bền vững

Phương thức đánh bắt không bền vững đã gây ra nhiều áp lực cho tài nguyên biển trong khu vực, đặc biệt là do nhu cầu về thủy sản gia tăng trên toàn thế giới. Các phương pháp đánh bắt tận diện hiện nay vẫn đang nở rộ tại một số quốc gia châu Á Thái Bình Dương, dẫn tới phá hủy nhanh chóng các hệ sinh thái rạn san hô.

thu hoạch nghêu
Thu hoạch nghêu thịt ở hợp tác xã Rạng Đông. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Điều phối viên chương trình Nuôi trồng thủy sản của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam, ông Ngô Tiến Chương đã cảnh báo thực trạng này tại lễ phát động quan hệ đối tác thủy sản bền vững giữa WWF và Bobby Chinn, diễn ra sáng nay (15/10), tại Hà Nội.

Theo ông Chương, nếu không có những biện pháp chuyển đổi ngay lập tức từ các công ty đánh bắt, các nhà nhập khẩu thủy hải sản và từ phía người tiêu thụ, thì nguồn cá sẽ tiếp tục suy giảm và chúng ta có thể sẽ không còn đủ nguồn thủy hải sản trong tương lai gần để đảm bảo sinh kế và nguồn lực thực phẩm của chúng ta.

Trước thách thức này, WWF đang làm việc với các lĩnh vực tư nhân và công chúng để giúp cải thiện nghề thủy sản thông qua các dự án cải thiện nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các dự án này hỗ trợ ngành thủy sản áp dụng các biện pháp quản lý tốt hơn, hướng tới đạt chứng nhận MSC (Hội đồng quản lý biển) và ASC (Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy Sản).

Tại Việt Nam, WWF đã giúp ngành nuôi Nghêu tại Bến Tre trở thành ngành đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận MSC vào năm 2009. Sau khi đạt chứng nhận, giá xuất khẩu nghêu của Bến Tre đã tăng 50%.

Cho đến nay, lần đầu tiên ở Việt Nam, nhà hàng Bobby Chinn giới thiệu một “thực đơn thủy hải sản bền vững,” bao gồm các món ăn tại nhà hàng chỉ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sản xuất bền vững từ những công ty tuân theo phương thức quản lý tốt nhất trong thủy hải sản với những sản phẩm có cấp nhãn sinh thái và chứng nhận từ MSC, ASC.

Bà Trần Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội nghề cá Bến Tre chia sẻ, đây là một mô hình mới và hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng cho những ngành nghề khác tại Việt Nam và sẽ hướng đến giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển bền vững.

“Mọi người cần hiểu hơn về mối liên hệ trực tiếp giữa món hải sản mà họ tiêu thụ với tài nguyên biển đồng thời nâng cao ý thức về việc lựa chọn và khai thác các sản phẩm thủy hải sản,” ông Bobby Chinn-chủ nhà hàng Bobby Chin giải thích./.

Tại Việt Nam, WWF đã hợp tác với các công ty xuất khẩu cá tra và giúp ngành công nghiệp đạt được mục tiêu đầu tiên: 10% tổng sản phẩm cá tra năm 2012 đạt chứng nhận ASC.

Cuối năm nay, dự kiến sẽ có thêm 15% sản phẩm đạt chứng nhận này.

Vietnam+, 15/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
thanh tâm
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 16:34 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 16:34 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 16:34 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 16:34 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 16:34 25/04/2024