Thực vật biến đổi gen chìa khóa cho nguồn cung Omega-3 thủy sản

Phát hiện mới đây mở ra hy vọng về các chuỗi axit béo omega-3 - quan trọng cho thức ăn thuỷ sản và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người - có thể được sản xuất với số lượng lớn bởi thực vật biến đổi gen (GM) trên đất liền, do đó giảm được áp lực cung cấp dầu cá.

Thực vật biến đổi gen chìa khóa cho nguồn cung Omega-3 thủy sản
Thực vật biến đổi gen chìa khóa cho nguồn cung Omega-3 thủy sản. Hình:my.labgo.in

Các nhà nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen Camelina sativa, một trong những cây trồng cung cấp dầu lâu đời nhất của châu Âu, đã cho thấy cây chuyển gien có thể phát triển ngoài đồng ruộng. Họ đã kết hợp các sản phẩm tổng hợp hạt giống chặt chẽ hơn với các sản phẩm sinh học của chúng; Và họ đã xác định được khả năng trữ dầu lớn hơn trong hạt của loài cây này. Nghiên cứu được Tạp chí Nature in Scientific Reports công bố ngày 26/07/2017, với  sự hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu Rothamsted và Đại học North Texas (UNT).

Giáo sư Johnathan Napier với một số cây camelina GM của mình tại Rothamsted Research, ở Hertfordshire.

Giáo sư Johnathan Napier với một số cây camelina GM của mình tại Rothamsted Research, ở Hertfordshire.

Johnathan Napier, người đứng đầu Chương trình Camelina ở Rothamsted, cho biết: "Cây Camelina sativa GM của chúng tôi phát triển tốt trên cánh đồng dưới điều kiện thực tế khẳng định lời hứa hẹn cho cách tiếp cận của chúng ta. "Các nguồn cung cấp omega-3 này có thể thực sự giải quyết được nhu cầu ngày càng tăng đối với những axit béo thiết yếu".

Cây camelina biến đổi gen, được thiết kế với các gen từ các vi khuẩn biển, có thể tạo ra hai axit béo không bão hòa chuỗi dài omega-3 là axit eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA).

Omega 3 là chất béo quan trọng cần thiết trong thức ăn thủy sản và cũng là dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Các loại omega-3 này chỉ được sản sinh tự nhiên bằng các vi sinh vật biển và được đưa vào chuỗi thức ăn của con người thông qua dầu cá như cá cơm, cá thu và cá hồi. Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng đối với cá cung cấp các axit béo, đặc biệt là từ ngành thức ăn nuôi trồng thủy sản - chiếm một tỷ lệ đáng kể các loài cá như cá ngừ vằn Peru.

"Chúng tôi tin rằng kết hợp kiến thức chuyên sâu vào việc chuyển hóa hiện đại với khả năng của Rothamsted trong kỹ thuật trao đổi chất đã cho thấy những hiểu biết sâu sắc về cách làm hạt giống cho các loại dầu khác nhau, và chỉ ra những cách mới để tăng sự tích tụ các axit béo quan trọng như omega-3 "Kent Chapman, đồng giám đốc của Viện BioDiscovery tại UNT nói.

Các nghiên cứu mới nhất ghi lại cách thử nghiệm năm thứ hai của GM camelina vào năm 2015 đã khẳng định kết quả trước đó. Nó cũng cho thấy làm thế nào nhóm đã có thể làm giảm mức độ axit béo omega-6 không cần thiết trong hạt giống chuyển gen để phù hợp hơn trong hỗn hợp dầu cá biển. Hiện tại, EPA & DHA có giá trị chỉ tích luỹ ở trong hạt giống của cây chuyển gen, phần lớn lượng lá mầm chưa được khai thác và không có omega-3.

"Điều rất quan trọng là chúng ta có thể điều chỉnh dầu camelina để tích luỹ omega-3 và đặc điểm này ổn định trong các cây trồng thực địa. Giáo sư Napier cho biết thêm ông tin rằng các cây chuyển gen có thể giúp giảm áp lực lên các nguồn dầu cá của đại dương, và nghiên cứu này đã bước thêm cho một bước dài và gần hơn với thực tế."

The Fish Site
Đăng ngày 27/07/2017
TRỊ THỦY Lược dịch

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Dùng trùn chỉ làm thức ăn cho tôm giống

Trùn chỉ là thức ăn quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Chúng rất dễ tìm hoặc nuôi để làm thức ăn cho tôm, cá, ếch,... Với dưỡng chất mà chúng mang đến sẽ là dinh dưỡng cần thiết cho tôm, đặc biệt đối với tôm giống.

Trùn chỉ
• 10:30 05/06/2024

Ấu trùng ruồi lính đen tươi hay khô có hiệu quả cho cá

Trong nuôi cá lóc, khâu cho ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 50-60% ) của chi phí sản xuất. Mặt khác, người tiêu dùng lại thích sử dụng các sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ thay vì nuôi động vật trên thức ăn thương mại.

Ruồi lính đen
• 11:11 04/06/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 09:40 23/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:40 23/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 09:40 23/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 09:40 23/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 09:40 23/06/2024
Some text some message..