Thương mại hóa hai loại dược phẩm dinh dưỡng từ tảo biển

ICAR - Viện Nghiên cứu Thủy sản Trung ương (CMFRI) thông báo đã ký thỏa thuận thương mại hóa hai sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc từ tảo biển.

Tảo biển
Với hàm lượng cao các khoáng chất có giá trị nên tảo biển được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp,.. Ảnh: ihs.org.vn

Lợi ích của tảo biển

Tảo biển có khoảng 25 ngàn loài, được chia thành nhiều hệ như tảo xanh lục, tảo lam, tảo đỏ và tảo nâu... Tảo không có hoa, còn thân, rễ của chúng là các mô thẩm thấu, chứa trên 80% nước khoáng từ biển. Chúng mọc ở khắp các vùng biển mà phổ biến nhất là ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... chúng mọc rải rác ở khắp các vùng biển này. 

Các yếu tố tạo nên tảo gồm 75% là chất hữu cơ (lipid, protid, glucid, vitamin) và 25% là khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như iốt, magiê, fluo, kali... nên rất có giá trị trong các lĩnh vực làm đẹp, dinh dưỡng... Ngoài ra, tảo biển còn có đặc tính chống viêm, chống lại vi khuẩn cao rất tốt cho sức khỏe.

Chất chiết xuất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những loại thuốc không tan trong dạ dày, chỉ phóng thích hoạt chất ở ruột non. Ngoài ra tảo còn được nghiên cứu làm thuốc cầm máu và sát trùng.

Tảo rong nho có màu xanh lục, nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị những bệnh lý như huyết áp, đường ruột… Một số chất của tảo cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu đồng thời cải thiện thể trạng của bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, loại tảo này còn chứa hoạt chất giúp kích thích tiêu hóa, nhất là đối với những người hay sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Chất chiết xuất từ tảo còn được dùng trong một số sản phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ như thuốc đắp, thuốc làm mặt nạ, kem hoặc dùng để tắm. Riêng tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm, giúp chống mụn và hiện tượng gàu.

Tảo biểnChất chiết xuất từ tảo còn được dùng trong một số sản phẩm hữu ích trong đời sống

Do thành phần khoáng chất có trong tảo biển tương tự thành phần cấu tạo của các chất lỏng trong cấu trúc cơ thể người nên không gây kích ứng cho làn da. Do vậy có thể dùng tảo để tự chăm sóc da tại nhà bằng cách đắp mặt nạ, chăm sóc da toàn thân...

Tăng cường miễn dịch chống virus

Theo CMFRI, sản phẩm chiết xuất từ tảo biển với tên gọi Cadalmin Immunalgin (Cadalmin IMecould) có thể được sử dụng để chống lại các biến chứng sau Covid vì dược phẩm dinh dưỡng này có đặc tính kháng vi-rút, chống lại biến thể delta chúng.

Trưởng bộ phận công nghệ sinh học biển, dinh dưỡng và sức khỏe cá của CMFRI, người đứng đầu công trình nghiên cứu phát triển các sản phẩm này cho biết rằng loại dược phẩm này có khả năng nâng cao phản ứng miễn dịch bằng cách điều chỉnh bài tiết các cytokine và chemokine gây viêm. Đây được xem là nguồn thay thế tốt đối với các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên mang lại lợi ích sức khỏe chống lại tình trạng viêm và rối loạn miễn dịch.

Phương thuốc tự nhiên cho hiện tượng cholesterol cao

Về sản phẩm thứ hai, chiết xuất Cadalmin Antihypercholesterolemia (Cadalmin Ace), đã được chứng minh là một phương thuốc tự nhiên để chống lại chứng rối loạn lipid máu và rối loạn tăng cholesterol máu.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Được biết, sản phẩm này được phát triển bằng cách sử dụng chất cô đặc từ rong biển với tác động chống rối loạn lipid máu sau các bước thanh lọc tiếp theo.

Các sản phẩm dinh dưỡng này chứa 100% thành phần hoạt tính sinh học biển tự nhiên từ các loại tảo biển chọn lọc, thường có ở các vùng nước ven biển Ấn Độ.

Bên cạnh hai sản phẩm này, CMFRI đã thành công trong việc đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng nhắm đến một loạt các bệnh liên quan đến lối sống như tiểu đường loại 2, viêm khớp, tăng huyết áp, suy giáp, loãng xương và gan nhiễm mỡ. Dự kiến, các sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường trong khoảng 6 tháng tới đây.

Đăng ngày 18/01/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:57 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:57 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 09:57 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 09:57 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 09:57 08/11/2024
Some text some message..