“Thủy quái” trên sông Mê Kông

Thời gian gần đây, loài “thủy quái” hải tượng long có nguồn gốc từ vùng Amazon lại bất ngờ xuất hiện trên sông Mê Kông, đoạn chảy qua tỉnh An Giang.

Cá hải tượng long bơi dưới kênh Thần Nông
Cá hải tượng long bơi dưới kênh Thần Nông

Con cá hải tượng long nặng gần 70 kg mà người dân xã Phú Thành bắt được trước tết

Con cá hải tượng long nặng gần 70 kg mà người dân xã Phú Thành bắt được trước tết

Vây bắt nhiều giờ

Chỉ tay xuống dòng kênh Thần Nông (xã Phú Thành, H.Phú Tân, An Giang), ông Nguyễn Văn Sáng, người chứng kiến con cá “khủng” lội ngược dòng kênh quả quyết: “Từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, tui mới thấy con kênh xuất hiện cá lạ và to như vậy. Trưa hôm đó, khi nghe tụi nhỏ hô hoán có “quái vật” dưới kênh, tui tức tốc ra xem. Quả thật có một con vật ngoi đầu lên ngớp, rồi lặn xuống. Sau đó, lại thấy một đường rẽ nước chạy dài giữa kênh, tôi biết là có cá to nhưng không đoán được là cá dữ hay hiền. Trên bờ, người dân đổ ra kênh xem kẹt cứng. Bị đánh động, con cá lao mình tìm lối thoát. Hàng chục thanh niên trai tráng mang chài lưới ra vây bắt cá lạ”.
 

Lần theo khúc kênh Thần Nông, chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Văn Ngon (54 tuổi, ngụ ấp Phú Thượng), người từng tham gia bắt cá lạ. Mặc dù có thâm niên hơn 25 năm trong nghề cào cá, nhưng khi kể lại chuyện này, ông Ngon vẫn còn rùng mình. Trưa hôm đó, ông thấy con cá lội từ sông Hậu vào kênh Hòa Bình, rồi đến ngã tư kênh Thần Nông, rẽ nước ngược về hướng Phú Vĩnh (TX.Tân Châu). Lúc đó, ông cũng không định vây bắt, nhưng nhiều người thúc giục quá nên ông quyết định bắt con cá lên xem thử. “Nhìn theo luồng hơi cá đi, tui chạy ghe cào đuổi theo gần 1 km mới dồn được con cá vào túi lưới. Tuy nhiên, khi tui tắt máy phăng dây lên thì con cá đâm thủng lưới chạy thoát. Tui tiếp tục chạy ghe cào bủa lưới. Con cá lại đâm thủng lỗ thứ hai rồi nhảy vọt lên mặt nước hơn 5 m”, ông Ngon nhớ lại. Ông kể lúc đó, trên thân con cá lạ có màu đỏ giống như màu huyết. Dưới ánh nắng, từ khúc đuôi đến gần đầu cá có nhiều viền đỏ phát sáng giống hệt vảy rồng. Đầu cá có hoa văn hao hao đầu rồng. Khi nghe mọi người can đừng bắt cá lạ, ông giật mình và quay ghe cào bỏ về nhà một mạch. Nhưng khi con cá lội đến khúc kênh phía trên khoảng 1 km thì bị thằng cháu ông cùng nhiều người khác dùng lưới Thái bắt dính.

Ông Phạm Văn Tấn, người dùng lưới bủa dính con cá, cho biết: “Bữa đó, thấy con cá ngoi đầu lên ngớp, vợ chồng người chài mặt mày tái mét. Biết là có cá lạ, tôi chạy vào nhà xách chài ra bắt. Anh em trong xóm mỗi người xách tay lưới, ủi xiệp đứng chờ con cá ngoi lên là lập tức bủa lưới. Sau 3 giờ vật lộn với “thủy quái”, tôi cùng mọi người tóm được con cá lạ. Tuy nhiên, do không biết loài “quái vật” này có giá trị cao, nhiều người đã đem lên bờ xem nên con cá chết ngay sau đó”.

Vớt được xác cá lạ

Cùng ngày đó, một số công nhân Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex  (xã Vĩnh Thạnh Trung, H.Châu Phú) cũng vớt được xác con cá lạ dài gần 2 m, nặng khoảng 80 kg trên sông Hậu. Anh Trần Văn Thành, một người dân chứng kiến việc vớt cá, kể lại: “Trước giờ, sống ở đây chủ yếu thấy cá hô, cá tra dầu nặng vài chục ký chứ chưa từng gặp loại cá nào to và có vảy đỏ như vầy. Hôm đó, người dân trong xóm đến xem đông nghẹt. Thấy con cá lạ kỳ nên người ta cho là cá linh thiêng. Khi đem chôn, họ còn mang nhang đến thắp”.

Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang khẳng định trước đây, chưa từng nghe dân chài bắt dính cá hải tượng long (tên khoa học là Arapaima) trên lưu vực sông Hậu và sông Tiền. Loài cá này có nguồn gốc ở vùng Amazon (Nam Mỹ), được xem là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, cá có thể đạt chiều dài hơn 2 m, nhiều con thậm chí dài đến 2,5 m, nặng khoảng 200 kg. “Tài liệu của Ủy hội sông Mê Kông chưa ghi nhận loài cá hải tượng long sống ở dòng sông này. Do đó, có thể cá du nhập từ nước ngoài thông qua những người nuôi cá cảnh. Trong quá trình nuôi, cá bị sổng chuồng hoặc được thả về môi trường tự nhiên, rồi lớn dần”, một cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang cho biết.

Thanh niên
Đăng ngày 13/03/2013
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:35 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:35 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:35 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:35 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:35 16/11/2024
Some text some message..