Thủy sản Bình Thuận: Khẳng định và vươn xa

Bình Thuận là 1 trong 3 ngư trường trọng điểm của cả nước, là một trong những vùng biển được đánh giá giàu về nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam, do đó ngành thủy sản Bình Thuận được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Thủy sản Bình Thuận: Khẳng định và vươn xa
Hướng dẫn ngư dân sử dụng máy dò ngang

Vùng tôm giống chất lượng

Nhắc đến tôm giống, Bình Thuận từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước. Tuy mới hình thành từ năm 1992, nhưng đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 150 cơ sở với trên 650 trại sản xuất tôm giống, trong đó có sự đầu tư của các công ty nước ngoài, công ty trong nước và các doanh nghiệp tư nhân tập trung chính tại 2 khu vực là xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân – huyện Tuy Phong và xã Tiến Thành – TP. Phan Thiết. Mỗi năm các cơ sở này cung cấp cho thị trường trong tỉnh và chủ yếu là khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 20 – 30 tỷ con tôm giống. Chất lượng tôm giống Bình Thuận từ lâu luôn đứng ở vị trí số 1 trên thị trường cả nước.

Ông Phạm Kim Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cho biết, có được lợi thế ấy, trong các năm qua, ngành thủy sản luôn chú trọng giữ vững chất lượng, uy tín của tôm giống Bình Thuận, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn – hội thảo về công nghệ sản xuất tôm giống chất lượng cao, thực hiện các chương trình thực nghiệm sản xuất tôm giống sạch… Bên cạnh đó, nuôi tôm thương phẩm cũng phát triển không ngừng. Qua công tác khuyến ngư, trình độ nuôi của nông ngư dân cũng tăng lên đáng kể, các hộ nuôi đã có sự đầu tư khá cơ bản về công trình nuôi, kỹ thuật nuôi và trang thiết bị phục vụ nuôi thâm canh, từ đó năng suất và sản lượng tôm nuôi cũng không ngừng tăng lên theo từng năm. Song song với việc chuyển giao, phổ biến kỹ thuật, Trung tâm Khuyến ngư đã xây dựng nhiều mô hình như: Nuôi tôm theo hướng GAP sử dụng chế phẩm sinh học; nuôi tôm theo công nghệ bán biofloc đã đạt được kết quả rất tốt trong việc giúp phân hủy chất thải ao nuôi, ổn định môi trường; nhất là mô hình nuôi tôm chân trắng có lắp đặt hệ thống máy thổi khí mang lại hiệu quả kinh tế cao năng suất ổn định từ 14 – 15 tấn/ha/vụ. Tạo điều kiện để bà con được tai nghe, mắt thấy và áp dụng hiệu quả hơn vào thực tế sản xuất trên chính ao tôm của mình.

 Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ

Bên cạnh việc phát triển tôm giống, Bình Thuận còn có ngư trường rộng lớn với nguồn lợi hải sản phong phú, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao đặc biệt là mực và nhuyễn thể, điều kiện khai thác thuận lợi và rất gần bờ. Những năm gần đây, cơ cấu tàu thuyền được chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước giảm dần tàu thuyền công suất nhỏ, tăng nhanh tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 200.000 - 210.000 tấn, xếp thứ 3 cả nước.

Đến nay hầu hết các tàu khai thác đã trang bị máy đàm thoại, máy định vị - tầm ngư. Một số nghề như lưới vây, lưới kéo, câu khơi đã được bán cơ giới thay thế dần sức lao động con người. Đặc biệt trong những năm qua việc ứng dụng kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm trên tàu cá đã mang lại hiệu quả đáng kể cho việc khai thác xa bờ, dài ngày và giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện được đời sống. Trong đó, hiệu quả nhất là mô hình chụp mực 4 tăng gông, đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt sau khi Nghị định 67 của Chính phủ ra đời; công suất máy tàu lớn trên 600CV. Các trang thiết bị điện, điện tử hàng hải được đầu tư đồng bộ như máy phát điện công suất lớn, máy định vị, máy dò ngang, thông tin liên lạc tầm xa. Thông qua mô hình, diện tích bao vây đàn cá tăng gấp đôi, năng suất, sản lượng tăng hơn 30%. Hay mô hình ứng dụng máy dò ngang giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu, năng suất đánh bắt tăng 150 – 180%. Đặc biệt, mô hình đóng hầm bảo quản sản phẩm thủy sản bằng vật liệu polyurethane, đã được nhân rộng cho toàn bộ đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển và mô hình cũng đang ứng dụng nhanh cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ trong tỉnh giúp nâng cao giá trị, doanh thu và tăng thu nhập cho người lao động...

Có thể thấy, hơn 20 năm qua công tác khuyến ngư tỉnh đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành thủy sản, nhất là ở các lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hoạt động khuyến ngư đã chuyển giao nhiều kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông ngư dân giúp nâng cao sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản, áp dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất. Từ đó, đời sống của bà con nông ngư dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn miền biển có nhiều thay đổi, khẳng định vị trí của ngành thủy sản Bình Thuận và góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà.     

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 26/03/2019
Minh Vân
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:37 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:37 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:37 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:37 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:37 22/11/2024
Some text some message..