Thủy sản trong thế giới truyền thông mạng và mạng xã hội

“Thế giới đang thay đổi rất nhanh. Làm thế nào để ngành công nghiệp của chúng ta, mà cụ thể là doanh nghiệp của bạn thích ứng để tồn tại trong “Thời đại mới’?”

mạng truyền thông thủy sản
Thời đại của truyền thông mạng và mạng xã hội

Đã có những lúc, việc đầu tiên khi tôi tỉnh dậy là cẩm lấy tờ báo đọc xem những gì đang diễn ra trên thế giới. Những ngày tháng dài đó đã trôi qua, và báo viết, nếu vẫn còn tồn tại, đang trải qua một đợt tái cấu trúc để tồn tại. Nếu không có một dịch vụ trực tuyến hiệu quả thì họ sẽ bị gạt ra khỏi “cuộc chơi”.

Truyền hình cũng đã có sự thay đổi cho cách chung ta tiếp nhận tin tức và các chương trình giải trí. Thay đổi với tin tức diễn ra liên tục. Bất cứ những sự kiện nóng hổi nào đang diễn ra, truyền hình có thể mang đến những thông tin một cách trực tiếp về những gì đang diễn ran gay tại căn phòng của chúng ta.

Xã hội hiện nay biến đổi quá nhanh, từng ngày trôi qua là một sự khác biệt rất lớn với ngày hôm qua, và một trong các nguyên nhân chính đến từ khía cạnh truyền thông.

Nhìn vào tình hình chính trị toàn cầu hiện nay với cuộc đua vào Nhà Trắng tại nước Mỹ; hiện tiện Brexit tại nước Anh; các cuộc bẩu cử ở Úc và nhiều hoạt động tương tự khác đã cho thấy ảnh hưởng từ sự định hướng của truyền thông thông qua tất cả các kênh truyền thông xã hội.

Truyền thông xã hội đã gây ra thay đổi các quy tắc của sự gắn kết, và một số chuyên gia nói rằng trừ khi bạn có một chiến lược truyền thông đa kỹ thuật số, nếu không thì bạn đừng kinh doanh. Vậy nơi nào dành cho bạn?

Tôi  đã đọc về cách Hội đồng xuất khẩu thủy sản Na Uy (NSEC) đã bôi nhọ các đối thủ trên trang  “Twitter Trung Quốc” – Weibo với hơn 110.000 ngời theo dõi của họ. Rõ ràng ở thời điểm đó, lượng người theo dõi NSEC trên Weibo là gấp đôi so với những trang Weibo về hải sản có lượng người theo dõi lớn thứ hai: đó là trang của chuỗi nhà hàng hải sản Aomen Dulou và trang của nhà sản xuất thủy sản Homey. Tất nhiên, việc có nhiều người theo dõi không có nghĩa là bạn sẽ thành công trong việc bán sản phẩm của mình. Quan trọng là bạn đưa gì lên truyền thông xã hội, một chiến lược Maketing là điều hoàn toàn thiết thực.

Tôi nhớ lại Chính phủ Úc trong hoạt động xúc tiến thương mại “G’day Australia” của họ, khi họ mời một đầu bếp Australia lên chương trình “Good Morning America” để quảng bá cho tôm của họ, đã mang lại thành công lớn. Vấn đề duy nhất là việc kết nối với ngành công nghiệp tôm, chí ít là các nhà bán lẻ là rất hạn chế, điều này gây lãng phí những cơ hội.

Thủy sản là một sản phẩm toàn cầu; trong thực tế, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng “cá và các sản phẩm thủy sản là những mặt hàng thực phẩm có khối lượng giao dịch cao nhất trên thế giới.” Các số liệu cho thấy cà phê chỉ có giá trị giao dịch bằng 1/3 thủy sản.

Trên khắp thế thới, những công nghệ mới đang giúp nghề cá loại bỏ những thách thức lớn về thủy sản bất hợp phấp (IUU). Công nghệ điên thoại thông minh với các phần mềm giúp các công ty đánh bắt hải sản biết mình đang đánh bắt thứ gì dù tàu đang ở xa ngoài khơi.

Tại Na Uy, lần đầu tiên trên thế giới, Hiệp hội kinh doanh cá Trích Na Uy sử dụng công nghệ “đấu giá điện tử” ngoài khơi, mở ra một hướng đi mới. Cá sẽ không được đưa ra thị trường qua tầng 5 một tòa nhà trong thành phố. Đấu giá cá điện tử và phiên bản nâng cấp “catch-journal” đã chứng minh một thị trường mới cho cá biển. Các ngư dân “gặp” người mua trong một thị trường ảo  kỹ thuật số với tất cả thông tin về người mua để hoàn thiện hồ sơ cho việc đấu thầu. Hệ thống này mở cửa cho tất cả những người mua muốn tham gia trực tiếp vào cuộc mở bán cá biển từ Na Uy và cả các tàu cá nước khác tham gia vào hệ thống, với sự ổn định, bảo mật, hiệu quả và công bằng cho tất cả các bên.

Tại Trung Quốc, với lượng lớn người sử dụng điện thoại thông minh truy nhập vào thị trường truyền thông của quốc gia này. Như vậy các micro-blogging và các mạng xã hội khác trở thành công cụ Maketing chính cho các doanh nghiệp thủy hải sản. Na Uy không phải là nước duy nhất tận dụng lợi thế này, Chính phủ Canada cũng sử dụng một trang Web tiếng Trung www.canadafood.cn, và một tài khoản Weibo để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào quốc gia Châu Á này.

Ở một hướng khác trong Maketing trên truyền thông xã hội, hãng hàng không KLM Royal Dutch Airlines  sử dụng một lượng lớn nhân viên cho việc tương tác với hàng triệu khách theo dõi trên Facebook, và khách hàng có thể tùy chọn cập nhật chuyến bay thông qua dịch vụ Messenger. Nếu họ đồng ý khi đặt vé, KLM sẽ nói chuyện với họ về vấn đề xác nhận đặt vé, tình trạng chuyến bay và bất kỳ thay đổi lịch trình nào ngay trên facebook. Đồng thời KLM sẽ gửi thẻ nhận diện điện tử ngay trên Messenger của facebook, khách hàng có thể sử dụng để kiểm tra an ninh và lên máy bay.

Vé điện tử không phải mới mới, nhưng thẻ nhận diện trên hột thoại Messenger là điều chưa từng có. Đó là một phương thức mà KLM dùng để tiếp cận với khách hàng, và nó thực sự thuận tiện bởi rất nhiều người sử dụng Messenger để liên lạc hàng ngày với bạn bè. KLM chỉ cần gửi thông tin cập nhật từ xa, và khách hàng cũng có thể trò chuyện và nhận hỗ trợ từ KLM ngay từ Messenger.

Chúng ta đang nhìn thấy sức mạnh của truyền thông xã hội trong mọi lĩnh vực, và ngành công nghiệp thủy sản của chúng ta cần nắm bắt cơ hội đi đến tương lai này.

Truy xuất nguồn gốc đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Điều này đang là một trong những khó khăn của các quốc gia đang phát triển khi có nhiều trung gian trong hệ thống. Thật là dễ dàng để sản phẩm được pha trộn và sau đó loại bỏ đi các thành phần truy xuất nguồn gốc. Các hệ thống đang được nghiên cứu có khả năng giải quyết triệt để vấn đề.

Chúng ta có thể bán nhiều hải sản tương sống hơn bằng cách sử dụng truyền thông xã hội? Có thể, nhưng một điều chắc chắn rằng chúng ta có thể xác định thông tin và giáo dục người tiêu dùng thông qua các phương tiện này và chắc chắn đó là một điều tích cực.  Internet là, và tất nhiên dành cho mọi người, và chúng ta đã thấy nhiều chiến dịch thất bại bởi những nhà khái thác ngu ngốc.

Tôi không thể không nhấn mạnh rằng truyền thông xã hội là cần thiết, nhưng chúng ta cần suy nghĩ về những hậu quả những hàng động của chúng ta trong đó. Quy tắc tốt nhất là “nếu bạn không thể nói những điều tích cực về tất cả hải sản, thì tốt nhất bạn đừng nói gì”. Tinh hình sẽ trở nên tồi tệ nhất khi một người “huênh hoang” về các sản phẩm của anh ta.

Mọi người đều là nhà phê bình khi đến nhà hàng. Chụp ảnh bữa ăn, đăng lên các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau và thậm chí còn chỉ trích bữa ăn và nhà hàng, tất cả đều rất dễ dàng. Nó chắc chắn sẽ tác động vào chủ nhà hàng,điều này là tốt, buộc họ phải cải tiến chất lượng liên tục, nhưng cần nhớ rằng ta không thể làm hài lòng tất cả. Thật khó để xu hướng này sẽ thay đổi trong ngắn hạn.

Thị trường bán lẻ thủy hải sản đang có những cơ hội tuyệt vời với các phương tiện truyền thông xã hội. Các sản phẩm “có ngay khi cần ăn” là điều mà chúng ta cần; với nhịp độ nhanh, thời gian thực, thông liên lạc sẵn có trên truyền trông xã hội sẽ mang đáp ứng điều đó. Thủy hải sản luôn là một hình ảnh thú vị cho người tiêu dùng, và bạn có thể tượng tượng làm thế nào mà người ta dễ bị cám dỗ bởi những hình ảnh sản phẩm hoang dã đầu mùa.

Xây dựng một cơ sở hỗ trợ khách hàng sử dụng truyền thông xã hội là điều cần thiết ngày nay, và bạn có thể thu hút sự chú ý đơn giản bằng cách đăng tải những hình ảnh tuyệt vời và những mô tả của khách tại cửa hàng. Và thêm một vài ý tưởng công thức, một số câu hỏi nhanh về mỗi loài hải sản sẽ ngay lập tức thu hút và lôi kéo vị giác của khách hàng. Họ sẽ gõ cửa nếu bạn làm đúng cách…

Thêm một số kết nối với những ý tưởng công thức và một số câu hỏi thường gặp cơ bản về mỗi loài và bạn ngay lập tức hấp dẫn và lôi kéo vị giác của khách hàng của bạn. Họ sẽ được đập xuống cửa nếu bạn làm điều đó đúng ...

The Fishmonger (Aquaculturemag)
Đăng ngày 05/01/2017
Hồng Cẩm
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 19:27 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 19:27 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:27 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 19:27 05/11/2024
Some text some message..