Thủy sản Việt Nam 2013: Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững

Năm 2012, một năm nhiều sóng gió của ngành thủy sản Việt Nam trên mọi phương diện, từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của toàn ngành, thủy sản đã thực hiện cú thoát hiểm thành công.

đánh bắt cá biển
Ảnh minh họa

Những con số ấn tượng

Ngày 25/12/2012, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì đã chia sẻ: 2012 tiếp tục là một năm khó khăn lớn về kinh tế - xã hội, ngành thủy sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của các cấp ngành, dù chưa đạt như mong muốn nhưng nhiệm vụ của ngành thủy sản đã hoàn thành.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2011, trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 2,6 triệu tấn (tăng 10,6%), sản lượng nuôi trồng khoảng 3,2 triệu tấn (tăng 6,8%). Về nuôi trồng, sản lượng thủy sản mặn, lợ ước đạt 1,013 triệu tấn, bằng 103,3% kế hoạch năm; trong đó sản lượng tôm nước lợ đạt khoảng 500.000 tấn (tôm sú là 310.000 tấn (giảm 6,4%) so với năm 2011; tôm thẻ chân trắng khoảng 190.000 tấn, 7,3% về lượng). Sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 2,187 triệu tấn, bằng 99,4% kế hoạch năm; trong đó, cá tra ước đạt 1,19 triệu tấn.

Năm qua, khai thác gặp khá nhiều thuận lợi, tại các ngư trường trọng điểm xuất hiện một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao, sản lượng lớn; các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với khai thác hải sản xa bờ giúp ngư dân yên tâm bám biển sản xuất. Do vậy, kết quả khai thác đạt cao hơn năm 2011. Trong đó, khai thác hải sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 9,6%. Riêng sản lượng cá ngừ đại dương tại 3 tỉnh trọng điểm miền Trung đều cao hơn năm 2011 và ước đạt trên 19.000 tấn, trong đó, Bình Định 9.055 tấn, Phú Yên 6.050 tấn, Khánh Hòa 4.000 tấn.

Song song với đó, tính đến ngày 30/11, Bộ Tài chính đã cấp cho các địa phương hơn 510 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân trên 350 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân. 14/19 tỉnh, thành lắp đặt xong trạm bờ và lắp đặt 1.875 máy thông tin VX-1700 cho các tàu cá...

Khó khăn chưa hết

Năm 2012, ngành tôm đối diện nhiều khó khăn, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng, thức ăn, vật tư đầu vào đắt đỏ, ở một số thời điểm giá thu mua tôm thấp kỷ lục (giảm gần 50% so với thời điểm cao nhất năm ngoái) và rào cản thương mại về Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản. Cả nước có khoảng 100.176 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (91.174 ha nuôi tôm sú và 7.068 ha tôm thẻ chân trắng). Trong đó, các tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất là: Sóc Trăng 23.371,5 ha; Bạc Liêu 16.919 ha; Bến Tre 1.246 ha.

Công tác phòng chống dịch bệnh dù được triển khai sớm, nhưng còn hạn chế, cơ chế quản lý, phối hợp thực hiện chưa tốt. Bên cạnh đó, nhiều trại giống chưa đảm bảo điều kiện sản xuất, một lượng lớn tôm giống chất lượng thấp, cỡ nhỏ không đạt chuẩn và còn một lượng lớn giống trôi nổi không kiểm soát chất lượng, không được kiểm dịch. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng nuôi còn yếu, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo, một số nơi chưa tuân thủ mùa vụ nuôi, thả giống sớm, hiệu quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản còn thấp…

Cùng với đó, tình hình khai thác tiếp tục gặp khó, với sự xuất hiện của 9 cơn bão và 6 áp thấp nhiệt đới, giá xăng dầu liên tục biến động (6 lần tăng và 5 lần giảm, hiện tăng thêm 1.740 đồng/lít so với thời điểm đầu năm 2012); thiếu lao động nghề cá; công tác dự báo ngư trường chưa được triển khai; tổn thất sau thu hoạch còn cao; vẫn diễn ra tình trạng được mùa mất giá, đặc biệt là hiện tượng thương lái nước ngoài thu gom sản phẩm... Bên cạnh đó, tình trạng vỏ tàu, máy tàu còn thiếu đồng bộ, kém chất lượng dễ dẫn đến tai nạn trên biển trong quá trình sản xuất, nhất là tại các ngư trường xa và khi thời tiết không thuận lợi.

Xác định trọng tâm

Năm 2013, được xác định là năm bản lề cho kế hoạch đến năm 2015, do đó, ngành thủy sản còn rất nhiều việc phải làm. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong nuôi trồng cần rà soát lại 5 đối tượng nuôi chính của ngành thủy sản là tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể, tôm và cá rô phi. Phải thực hiện lại từ quy hoạch đến chính sách, vừa đảm bảo sản xuất theo quy hoạch, đồng thời phát triển bền vững và có hiệu quả.

Mặt khác, trong lĩnh vực khai thác, ngành cũng cần phải đề xuất một số chính sách, đặc biệt về khai thác trên biển, trong đó chú trọng đến công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân. Và sau khi Thủ tướng phê duyệt việc tổ chức lại khai thác trên biển, ngành sẽ hướng dến trọng tâm tổ chức lại khai thác cả xa bờ và ven bờ, trước hết cần hoàn thiện điều tra nguồn lợi, trữ lượng cá loại lớn, nhỏ, cá đáy, sau đó sẽ tiến tới các đối tượng khác. Đồng thời, đảm bảo vấn đề tạo chuyển biến trong khai thác biển, nhất là việc đưa Quyết định 48 vào cuộc sống, vừa hỗ trợ ngư dân vừa đảm bảo sự có mặt của ngư dân trên các vùng biển.

Một vấn đề quan trọng nữa trong kế hoạch năm 2013 là hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm ổn định tình hình trên Biển Đông, để ngư dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, giải quyết tốt vấn đề thị trường nhằm hạn chế rào cản, mở rộng thị trường, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng cả với các thị trường khó tính nhất...

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 29/12/2012
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 09:43 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 09:43 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 09:43 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:43 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 09:43 17/02/2025
Some text some message..