Thủy sản xuất khẩu vào Hàn Quốc gặp khó vì hàng rào kỹ thuật

Hàng VN xuất khẩu ngày càng khó tiếp cận thị trường Hàn Quốc là do chúng ta chưa vượt qua được các rào cản kỹ thuật phi kinh tế từ phía họ.

Thủy sản xuất khẩu vào Hàn Quốc gặp khó vì hàng rào kỹ thuật
Thủy sản xuất khẩu vào Hàn Quốc gặp khó vì hàng rào kỹ thuật

Thuế giảm, vẫn khó thâm nhập

Theo các chuyên gia, sự bứt phá về nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc xuất phát từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do VN - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc đua nhau tăng đầu tư vào VN, thúc đẩy thương mại hai chiều tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu từ phía các DN VN chưa được như kỳ vọng, dẫn đến tình trạng nhập siêu với thị trường này ngày càng tăng cao.

VKFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 20.12.2015 với 95,44% số dòng thuế được cắt giảm trong đó có các mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của VN như hàng dệt may, tôm, thủy sản đông lạnh, trái cây nhiệt đới... Đổi lại, VN cam kết cắt giảm thuế quan với 89,15% số dòng thuế, trong đó có các mặt hàng như máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, mỹ phẩm...

Các DN Việt đã kỳ vọng rất nhiều vào chuyện đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc khi thuế giảm, nhưng thực tế, rào cản về chất lượng và kỹ thuật lại được siết chặt hơn khiến hàng hóa VN khó khăn khi thâm nhập thị trường này.

Đơn cử, mặc dù VN là đối tác ký kết hiệp định thương mại tự do đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang…, nhưng các hàng rào vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) lại cản chân DN VN. Hay đối với mặt hàng tôm là thế mạnh của VN, trong năm 2016, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu tăng cường kiểm tra các lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ VN, do phát hiện chỉ tiêu AOZ (thuộc nhóm hóa chất kháng sinh nitrofurans) có trong một số sản phẩm tôm đông lạnh đang được lưu thông trên thị trường này.

Các lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ VN vì vậy phải chịu tần suất kiểm tra lên đến 10%. Mới đây, Bộ Thủy sản và Hải dương Hàn Quốc (MOF) cũng đã thông báo sẽ tiến hành kiểm dịch các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào nước này, trong đó có mặt hàng tôm mà VN hiện là nhà cung cấp lớn nhất. Theo đó, kể từ ngày 1.4.2017, tất cả thủy sản nuôi và tự nhiên nhập khẩu vào Hàn Quốc đều phải có chứng thư nhập khẩu, do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

Hàn Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của VN

Việc VKFTA được ký kết, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tăng đáng kể do DN được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định này là 10%, thấp hơn mức thuế MFN và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định khác nên kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 940 triệu USD, tăng 426% so với năm 2016 và vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn thứ 3 của VN. Khối lượng xăng dầu DN VN nhập khẩu từ Hàn Quốc trong giai đoạn từ 1.1 - 30.4 là 986.462 tấn, trị giá hơn 604,8 triệu USD. Nếu so với con số 479.429 tấn của cùng kỳ năm ngoái thì khối lượng nhập khẩu 4 tháng đầu năm nay đã tăng hơn gấp đôi (hơn 105%).

“Vượt” hàng rào kỹ thuật bằng chất lượng

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chỉ có cách duy nhất để đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc là các DN phải nhanh chóng tiếp cận các hàng rào về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh đầu tư vào kỹ thuật, tuân thủ đúng các quy trình chế biến, sản xuất để vượt qua rào cản SPS, qua đó tận dụng tối đa ưu đãi từ VKFTA.

“Hàn Quốc còn thắt chặt hơn các nước khác bởi các lô hàng không đạt tiêu chuẩn không những bị trả về mà DN còn phải chịu phạt vì vi phạm hợp đồng. Chính vì thế, đảm bảo chất lượng phải được đặt lên hàng đầu”, ông nói và đề xuất.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hàng VN xuất khẩu ngày càng khó tiếp cận thị trường Hàn Quốc là do chúng ta chưa vượt qua được các rào cản kỹ thuật phi kinh tế từ phía họ. Về chất lượng, an toàn, mẫu mã đều không đáp ứng được nên muốn tăng xuất, không có cách nào khác là các DN phải chủ động cố gắng nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ, giúp các DN tìm cách tháo gỡ những khó khăn và các trung tâm kịp thời phổ biến các quy định mới tới DN để họ chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 25/05/2017
Lê Hà - Hà Mai
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:41 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:41 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:41 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:41 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:41 05/11/2024
Some text some message..