Thuỷ triều đỏ và hiện tượng ngao chết hàng loạt tại Hải Phòng

Vừa qua tại khu vực Hải Phòng xảy ra hiện tượng thuỷ triều đỏ trên diện rộng. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản, bước đầu đã xác định tác nhân gây ra thuỷ triều đỏ là loài tảo giáp Noctiluca scintillans.

Đây là loài vi tảo có kích thước lớn (đường kính có thể lên đến 1mm), có hình dạng giống trứng cá nên thường bị lầm tưởng là “trứng cá”, “trứng sứa”. Chủng tảo bắt gặp ở đây có tảo nội sinh màu đỏ nên tạo nước màu đỏ gọi là thuỷ triều đỏ. Đặc điểm này khác biệt với các chủng màu xanh vốn chứa tảo nội sinh màu xanh thường bắt gặp ở các nước khác quanh Biển Đông như Thái Lan, Phillipines, Malaysia và có thể cả vùng biển miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.

Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4/2012, N. scintilans đỏ bùng phát trên quy mô lớn, tạo ra các váng nước màu đỏ bao phủ hầu hết diện tích ven biển khu vực Hải Phòng. Tại khu vực phía đông đảo Cát Bà, xuất hiện những dải nước đỏ kéo dài hàng kilômet. Ở một số điểm vịnh kín, yên tĩnh, tảo có điều kiện gia tăng về mật độ, tạo các lớp váng đỏ đậm đặc tại một số vũng, áng, âu thuyền ven đảo Cát Bà và Đồ Sơn.

Noctiluca scintillans không sinh độc tố nên không nguy hiểm đối với người. Các sản phẩm hải sản nuôi và đánh bắt trong khu vực bị thuỷ triều đỏ an toàn và có thể được tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước. Mật độ cao của chúng còn gây tình trạng cạn kiệt ôxy trong vực nước. Sự kết hợp của hai yếu tố này có thể gây chết hàng loạt động vật thuỷ sản.

Kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Hải sản cho thấy đợt thuỷ triều đỏ vừa qua không gây tác hại đáng kể nào cho nghề nuôi cá lồng bè nhưng đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi động vật đáy. Các váng nước đọng lại khu vực vùng triều đã gây chết hàng loạt cho ngao và các động vật đáy khác. Khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất là xã Đồng Bài- Cát Hải, nơi có tỷ lệ ngao chết lên tới 30-40%, thậm chí 90% ở những điểm bị lớp váng thuỷ triều đỏ bao phủ khi triều kiệt. Thời gian ngao chết hoàn toàn trùng khớp với thời gian cao điểm của thuỷ triều đỏ. Tổng thiệt hại do đợt thuỷ triều đỏ này tại xã Đồng Bài ước tính khoảng 2-3 ngàn tấn ngao, tương đương giá trị khoảng 45-60 tỷ đồng.

Ghi nhận của Viện nghiên cứu Hải Sản thời gian gần đây cho thấy có sự gia tăng đến mức đáng lo ngại về tần suất thuỷ triều đỏ tại khu vực này. Trong khoảng một năm qua, tại khu vực Cát Hải đã xảy ra liên tiếp 3 đợt thuỷ triều đỏ. Đợt thứ nhất do loài tảo giáp Ceratium furca gây ra vào tháng 7/2011, gây chết ít nhất 10 tấn cá lồng tại khu vực Hang Vẹm. Đợt thứ hai do loài tảo Phaeocystis cf. globosa gây ra vào tháng 11/2011, khiến 70% sản lượng ngao của các xã Phù Long, Hiền Hào bị chết, gây ra thiệt hại ước tính khoảng 20-40 tỷ đồng. Đợt vừa xảy ra vào tháng 3-4 vừa qua do loàiN. scintillans là đợt thứ ba. Các đợt bùng phát gần đây cũng cho thấy, thành phần loài tảo gây hại ngày càng đa dạng và mức độ tác động của thuỷ triều đỏ đối với môi trường và kinh tế cũng nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá trước đây. Điều đáng lo ngại là tại khu vực này còn tìm thấy rất nhiều loài tảo khác có khả năng bùng phát và có khả năng sinh độc tố. Cả ba đợt thuỷ triều đỏ đều được tạo ra bởi những loài không sinh độc tố. Nếu một trong số các loài sinh độc tố bùng phát thì hậu quả đối với nuôi trồng thuỷ sản và sức khoẻ con người rất khó lường.

Hiện nay chưa có phương pháp hữu hiệu giảm thiểu tác hại của thuỷ triều đỏ và tảo độc hại. Khi thuỷ triều đỏ xảy ra, các biện pháp có thể thực hiện chủ yếu là né tránh như hạ thấp lồng bè nuôi cá để tạo không gian cho cá tránh lớp thuỷ triều đỏ, hạn chế lấy nước có thuỷ triều đỏ vào đầm, thu hoạch sớm và ngưng thả giống. Các cơ quan chức năng nên khuyến cáo người dân không hoang mang khi phát hiện thuỷ triều đỏ. Cần tuân theo hướng dẫn của cơ quan chức năng về biện pháp phòng, hạn chế tác hại của thuỷ triều đỏ và biện pháp đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm. Khi phát hiện thuỷ triều đỏ cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan Viện Nghiên cứu Hải sản (số 224 Lê Lai, Hải Phòng, điện thoại: 0313836656) để kịp thời xác minh tác nhân gây thuỷ triều đỏ, mức độ và khả năng gây hại và đưa ra khuyến cáo về biện pháp hạn chế, giảm thiểu tác hại.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm và chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến tác động của tảo độc hại nói chung và thuỷ triều đỏ nói riêng sẽ ngày càng phức tạp. Về lâu dài, giải pháp cần thiết là tăng cường hoạt động của hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường tại khu vực ven biển nói chung và khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng nói riêng. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư cho một số nghiên cứu về tảo độc hại nhằm cập nhật tình hình và nghiên cứu giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại.

http://www.fistenet.gov.vn
Đăng ngày 13/06/2012
Nguyễn Văn Nguyên  (Viện Nghiên cứu Hải sản)
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:31 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 20:31 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 20:31 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 20:31 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 20:31 29/11/2024
Some text some message..