Tiềm năng phát triển lớn của cá rô phi

Rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, được nuôi trong nhiều hệ thống khác nhau. Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới.

tìm năng cá rô phi
Ngày nay, rô phi là loài thủy sản nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau cá chép. Sản lượng cá rô phi vượt cả cá hồi và nhiều loài cá da trơn. (Ảnh: Darryl Jory)

Rô phi là loài cá đặc hữu ở Châu Phi và đã được nuôi trong nhiều thế kỷ ở các nước khác nhau. Trong suốt 70 năm qua, nhờ lợi thế tiềm năng mà các loài cá rô phi đã được phân bố hầu như trên toàn thế giới.

Trong những năm 1950 và 1960, cá rô phi đã thu hút được sự chú ý của các nước đang phát triển do tiềm năng nuôi và sản lượng cá dùng làm thực phẩm đạt được. Ở một số các quốc gia này, cá rô phi đã được sử dụng như là một yếu tố chiến lược trong việc mở rộng nuôi trồng thủy sản tại địa phương để sản xuất ra nguồn protein động vật với chi phí tương đối thấp, tiêu thụ với số lượng lớn. Trong khi đó, ở một số nước khác, cá rô phi chủ yếu được dùng cho mục đích giải trí và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Trong những năm 1960 và 1970, việc nuôi cá rô phi chuyển nhiều hơn sang sản xuất thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và để đa dạng hóa các hoạt động nông thôn liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi. Trong suốt 30 năm qua, nhiều phát triển kỹ thuật - từ cải tiến di truyền và sự phát triển của dòng tăng trưởng nhanh hơn (cá rô phi có lẽ là loài thuần hóa rộng rãi nhất nuôi trồng thủy sản) cho đến cải thiện kiến thức về quản lý sức khỏe và dinh dưỡng, cho đến chế biến và giá trị gia tăng - đã cho phép tối ưu hóa sản xuất cá rô phi theo chuỗi giá trị và thâm nhập thị trường trên toàn thế giới.

Việc sản xuất cá rô phi với mục đích thương mại đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các thị trường truyền thống ở Châu Á và Châu Phi đã mở rộng sang nhiều nước ở Châu Mỹ, Châu Âu và các nơi khác. Hiện nay, cá rô phi nuôi đã nhanh chóng trở thành một nguồn thay thế đáng kể cho các loài cá thịt trắng truyền thống được đánh bắt từ tự nhiên.

Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới. Sản lượng này sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong nhiều năm tiếp theo, với dự báo gần 5,8 triệu tấn vào năm 2017 và gần 6 triệu tấn vào năm 2018. Ngân hàng Thế giới đã dự báo sản lượng toàn cầu của nhóm cá rô phi vào năm 2030 sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Thủy sản dùng làm thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Kevin Fitzsimmons, giáo sư và là chuyên gia về cá rô phi tại Đại học Arizona, đã cho rằng rô phi là loài cá thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới và là “gà của biển”. Sự phù hợp của cá rô phi trong tất cả các loại hệ thống sản xuất cũng đã được chứng minh. Chúng rất khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh, chịu được điều kiện sản xuất quá tải và chịu được nhiều bất lợi môi trường khác nhau.

Có nhiều loài cũng như nhiều dòng rô phi khác nhau có thể phát triển tốt ở các vùng nước, từ nước ngọt đến nước mặn. Chúng có tiềm năng cho năng suất cao và nhiều loài có thể được nuôi bằng thức ăn chủ yếu dựa trên protein có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều lĩnh vực, nuôi cá rô phi là một hoạt động quan trọng, tạo ra nguồn protein cần thiết, tạo ra việc làm và ngoại tệ, đem đến cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.

Sản xuất cá rô phi đi từ hệ thống rất đơn giản (ao đất nhỏ) cho đến những hệ thống có kỹ thuật rất phức tạp (trong đó có hệ thống tuần hoàn). Những hệ thống sản xuất đơn giản có các đặc trưng là ít kiểm soát chất lượng nước và giá trị dinh dưỡng của nguồn cung cấp thực phẩm, sản lượng cá đạt được thấp. Khi những kỹ thuật kiểm soát tốt được phát triển và áp dụng trong quản lý chất lượng nước cũng như trong dinh dưỡng thủy sản thì chi phí và năng suất trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cũng tăng thêm.

Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, những hệ thống sản xuất cá rô phi có thể được mô tả bằng các hệ thống nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hình thức nuôi này được đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt về mức độ đầu tư, chi phí vận hành, mức độ quản lý, rủi ro, năng suất …


Nuôi cá rô phi quảng canh với đặc trưng ao đất, diện tích nhỏ, mức độ quản lý và đầu vào tương đối thấp (Ảnh: Darryl Jory)

Hệ thống nuôi quảng canh

Nuôi rô phi quảng canh là hoạt động sinh kế điển hình, cá được nuôi trong những ao đất nhỏ và được các gia đình hoặc cộng đồng nhỏ quản lý. Hầu hết sản phẩm được các gia đình hoặc cộng đồng tiêu thụ, một phần nhỏ bán tại địa phương. Điều này gây khó khăn để có được số liệu thống kê chính xác về sản lượng nuôi ở các hệ thống quảng canh. Việc quản lý các hệ thống này thường liên quan đến tất cả các thành viên trong gia đình, hỗ trợ kỹ thuật đôi lúc có được từ chính quyền địa phương và/hoặc chính quyền trung ương.

Rô phi đực và cái thường được nuôi chung, mật độ thả nuôi rất thấp (1.000 - 2.000 con/ha). Thức ăn của cá chỉ là thức ăn tự nhiên có trong ao, phiêu sinh động và thực vật, mùn bã hữu cơ có trong đất và nước. Bổ sung thức ăn gần như không có trong kiểu hệ thống này. Năng suất nằm trong khoảng từ 300 - 700 kg/ha/vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, người nuôi cá kiểu này rất hạn chế trong việc tiếp cận kỹ thuật, thông tin, thị trường và tín dụng.


Nuôi cá rô phi theo hình thức bán thâm canh, ao nuôi có diện tích lớn và thức ăn thương mại được sử dụng để cải thiện năng suất nuôi (Ảnh: Darryl Jory)

Hệ thống nuôi bán thâm canh

Trong hệ thống nuôi bán thâm canh, ao nuôi lớn hơn và có thể lên đến vài ha. Loại hình này thường có nhiều lao động, các hoạt động nuôi trồng thủy sản thường được kết hợp với các hoạt động chăn nuôi hoặc nông nghiệp khác. Cá được nuôi từ hai đến ba giai đoạn trong ao nhỏ hoặc trong bể để kích cỡ lớn dần cho đến khi thả vào ao lớn nuôi để đạt đến kích cỡ thương phẩm. Thức ăn tự nhiên trong ao được tăng lên nhờ bón phân động vật, do đó giúp giảm chi phí sản xuất.

Ở nhiều nước đang phát triển, phân bón được sử dụng rộng rãi để nuôi cá. Sản lượng đạt từ 2.000 - 6.000 kg/ha/vụ, mật độ thả ban đầu từ 5.000 - 20.000 con/ha. Phân vô cơ cũng được sử dụng để tăng thức ăn tự nhiên trong ao, làm tăng mật độ tảo. Các phụ phẩm nông nghiệp (chưa đầy đủ về dinh dưỡng) đôi khi được sử dụng như là thức ăn bổ sung để tăng sản lượng. Thức ăn công nghiệp cũng thường được sử dụng.

Ở một số nước, việc nuôi cá đực và cá cái chung trong một ao vẫn thường xảy ra. Những con cá có kích cỡ thương phẩm nhỏ thường được bán tại địa phương. Tuy vậy, nuôi cá rô phi toàn đực vẫn được ưa chuộng hơn vì thị trường trong nước và quốc tế thích cá cỡ lớn hơn. Ở một số nước, người nuôi theo hình thức bán thâm canh đang thành lập các hợp tác xã để đạt được khối lượng cần thiết và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm (về màu sắc và kích cỡ cá thu hoạch, kích thước và độ dày của miếng philê) để xuất khẩu sang các thị trường, chẳng hạn như Mỹ.

nuôi cá rô phi thâm canh
Nuôi cá rô phi theo hình thức thâm canh, cá được nuôi trong ao bê-tông, có sục khí (Ảnh: Darryl Jory).

Ao ngoài trời và lồng, các bể ngoài trời hay trong nhà và hệ thống raceway được sử dụng để nuôi thâm canh cá rô phi. Mật độ thả nuôi trong hệ thống thâm canh dao động từ 10.000 - 35.000 con/ha hoặc nhiều hơn. Cá được cho ăn thức ăn thương mại chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên có vai trò ít hơn mặc dù hiệu quả chuyển đổi thức ăn được cải thiện khi phiêu sinh thực vật phát triển tốt.

Các thông số sinh, hóa, lý đều được giám sát và kiểm soát thường xuyên (khi có thể) để điều chỉnh và đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp không mong muốn nào xảy ra (oxy hoà tan thấp, …). 

So với các hệ thống bán thâm canh, hệ thống thâm canh có chi phí thức ăn cao hơn và được bù đắp bằng sản lượng lớn hơn (5.000 đến 20.000 kg/ha/vụ hoặc hơn). Hệ thống bể và hệ thống raceway (nước chảy) có thể được tích hợp với hệ thống sản xuất thủy canh đối với một số loài thảo mộc, rau hoặc trái cây. Trong các hệ thống aquaponic (kết hợp giữa nuôi thủy sản và thủy canh - ND), chất dinh dưỡng từ hệ thống nuôi cá được sử dụng để hỗ trợ sản xuất các loại thực vật (rau, quả, ...).


Lồng nổi được sử dụng để nuôi thâm canh cá rô phi ở nhiều quốc gia (Ảnh: Darryl Jory).

Nuôi thâm canh trong lồng là một phương pháp sản xuất phổ biến được sử dụng ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Mật độ thả nuôi khuyến nghị phụ thuộc vào thể tích lồng, kích cỡ thu hoạch mong muốn và trình độ sản xuất. Nuôi lồng cung cấp một số lợi thế quan trọng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi bị phá vỡ, và do đó con đực và con cái có thể được nuôi trong lồng mà gặp vấn đề gì xảy ra.

Lồng nuôi là các đơn vị sản xuất dễ dàng quản lý và chi phí khai thác tương đối thấp. Cá có thể được điều trị ngay khi có bất kỳ bệnh về ký sinh trùng được phát hiện. Lồng đòi hỏi vốn đầu tư tương đối thấp hơn so với ao. Một số bất lợi bao gồm: nguy cơ cao hơn do bị câu, bắt trộm; cá trở nên ít chịu được nước có chất lượng kém; hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng. Nuôi cá rô phi trong bể là một lựa chọn tốt so với nuôi trong ao và lồng nuôi nếu có đủ nước hoặc đất không có nhiều. Một số ưu điểm và nhược điểm của nuôi cá lồng cũng đúng đối với nuôi cá trong bể.

nuôi cá rô phi tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn trong nhà và raceway trong ao là công nghệ sản xuất mới có thể đạt sản lượng cao nhất trên một đơn vị thể tích. Cả hai công nghệ này có thể được tích hợp với việc sản xuất nhiều loại thực vật (Ảnh: Darryl Jory).

Triển vọng

Ngày nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép. Sản lượng toàn thế giới của cá rô phi đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn.

Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng.

GAA
Đăng ngày 03/03/2017
Đào Minh
Nuôi trồng

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:34 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 11:34 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 11:34 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 11:34 26/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 11:34 26/04/2024