Tiền Giang: Người nuôi tôm có thể thả nuôi trái vụ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn 2437/SNN&PTNT-KHTH về việc định hướng nuôi tôm nước lợ năm 2016. Trong đó nội dung mới và đáng quan tâm nhất là nếu cơ sở nuôi được đầu tư, trang bị tốt về cơ sở vật chất, có nhiều kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật trong hoạt động nuôi… thì có thể thả nuôi vào thời điểm thời tiết bất lợi, thay vì khuyến cáo chỉ thả tôm trong những thời điểm thời tiết thuận lợi như các năm trước.

thả tôm giống
Nếu cơ sở nuôi được đầu tư, trang bị tốt về cơ sở vật chất, quản lý và kỹ thuật thì có thể thả nuôi vào thời điểm thời tiết bất lợi (Ảnh chụp thả tôm giống ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông).

Những năm gần đây, tình hình bệnh trên tôm nuôi tiếp tục diễn biến phức tạp. Riêng năm 2015, tình hình bệnh tôm nuôi không giống như các năm trước (chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy và tập trung vào các tháng nắng nóng); ngoài bệnh hoại tử gan tụy thì bệnh đốm trắng cũng xảy ra nhiều hơn và có tỷ lệ tương đương; đồng thời bệnh tôm lại xảy ra hầu như đều khắp các tháng trong năm.

Theo thống kê của các địa phương, tổng diện tích nuôi tôm năm 2015 bị thiệt hại là 374,3 ha, chiếm 13% diện tích thả nuôi (thực tế diện tích thiệt hại có thể lớn hơn vì đây là con số mà các địa phương thống kê được).

Để vụ tôm năm 2016 đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT định hướng: Các tổ chức, cá nhân nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh không thả nuôi trong các tháng đầu năm vì trong thời gian này thời tiết lạnh, không phù hợp với đặc tính sinh học của tôm sú; đồng thời chất lượng con giống thường không tốt.

Đối với tôm thẻ chân trắng thâm canh có thể thả giống ngay trong các tháng đầu năm; tuy nhiên chỉ nên thực hiện ở các cơ sở nuôi được trang bị tốt về cơ sở vật chất, có kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nuôi… để có thể hạn chế được những bất lợi của yếu tố thời tiết trong khoảng thời gian này. Thời gian ngừng nuôi từ cuối vụ nuôi trước đến khi thả giống cho vụ nuôi sau ít nhất là 2 tháng để cải tạo ao nuôi và giảm thấp mầm bệnh giữa 2 vụ nuôi.

Sở NN&PTNT tỉnh cũng cho biết, trước tình hình bệnh tôm xảy ra hầu hết các tháng trong năm; đồng thời giá tôm thương phẩm lại thường giảm thấp ở trong mùa vụ nuôi chính nên chủ trương của ngành Nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới là không khuyến cáo người nuôi chỉ thả tôm trong những thời điểm thời tiết thuận lợi như các năm trước.

Nếu cơ sở nuôi được đầu tư, trang bị tốt về cơ sở vật chất, có nhiều kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật trong hoạt động nuôi… thì có thể thả nuôi vào thời điểm thời tiết bất lợi (rủi ro cao nhưng hiệu quả nuôi có thể cao hơn nhiều do giá tôm thương phẩm thường cao). Tuy nhiên, nếu xảy ra dịch bệnh tôm nguy hiểm thì cần báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng và phải xử lý triệt để mầm bệnh, không để phát tán gây ảnh hưởng xấu đến các cơ sở nuôi khác trong vùng.
 

Báo Ấp Bắc, 04/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Thành Công

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 10:24 27/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 08:00 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 09:44 29/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 09:44 29/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 09:44 29/06/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 29/06/2024

Lợi nhuận khủng từ ‘‘mực xà’’ của cư dân biển Quảng Ngãi

Mực xà - cái tên nghe vừa lạ vừa quen, mực xà không chỉ là một loại hải sản phổ biến mà còn là nguồn thu lớn đối với cư dân vùng biển Việt Nam. Với nhiều đặc điểm nổi bật và giá trị kinh tế cao, mực xà đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong ngành nghề cá và đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Mực xà
• 09:44 29/06/2024
Some text some message..