Tiếp cận phát triển và quản lý thủy sản bền vững tại khu vực Đông Nam Á

Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh lương thực của khu vực Đông Nam Á, vì vậy, cần nhanh chóng xây dựng phương pháp tiếp cận phát triển bền vững sáng tạo và quản lý thủy sản ở cấp độ khu vực.

khai thác cá
Dự báo nguồn cung thủy sản trong khu vực trong thập kỷ tới có thể chủ yếu đến từ NTTS vì sản lượng từ khai thác sẽ giảm

Somnuk Pornpatimakorn

Đông Nam Á là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới về phát triển kinh tế, hiện có 11 quốc gia thành viên (Thái Lan, Indonesia, Malaixia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Brunây và Đông Timo). Với diện tích đất 4,46 triệu km², dân số khoảng 600 triệu người và diện tích biển gấp ba lần đất liền, khu vực này có đóng góp quan trọng trong nguồn cung thực phẩm thế giới, chiếm hơn 30% tổng sản lượng nông sản thế giới và cung cấp gần 20% cho sản lượng thủy sản thế giới.

bản đồ đông nam á

Ngành thủy sản của khu vực

Khu vực này bao gồm các vùng biển và đại dương quan trọng và giàu có nhất thế giới như biển Adaman ở phía Tây, Ấn Độ Dương ở phía Nam và phía Tây, Biển Đông và phần phía Tây Thái Bình Dương. Nó cũng ôm trọn vùng lũ lưu vực sông Mêkông - một trong những khu vực trù phú nhất thế giới về đa dạng sinh học nước ngọt. Nguồn lợi thủy sản ở những khu vực này là nhiệt đới đa loài và được khai thác bằng nhiều ngư cụ khác nhau.

Những đặc trưng về địa lý của khu vực Đông Nam Á đã tạo nên các tiểu vùng, chia sẻ những nguồn lợi thủy sản chung. Trong khi tổng sản lượng thủy sản của cả khu vực tăng, nhưng sản lượng tại một số tiểu vùng có thể sụt giảm, do tình hình lạm thác nguồn lợi thủy sản. Nhìn chung, do thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh lương thực của khu vực, nên cần nhanh chóng xây dựng phương pháp tiếp cận phát riển bền vững và quản lý thủy sản ở cấp độ khu vực; tuy nhiên, các tranh chấp về sử dụng nguồn lợi thủy sản trong các tiểu vùng vẫn diễn ra.

Ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và an ninh lương thực của khu vực, thương mại thủy sản là nguồn thu ngoại tệ chính ở hầu hết các quốc gia, và dự kiến còn tiếp tục tăng. Ngành thủy sản tạo việc làm cho hơn 30 triệu người và hơn 60 triệu người khác đang làm trong các ngành liên quan (đóng tàu, sản xuất ngư cụ, tiếp thị và chế biến).

Năm 2009, sản lượng thủy sản của Đông Nam Á chiếm khoảng 20% sản lượng thế giới. Tỉ lệ này có chiều hướng tăng dần. Tuy nhiên, tỉ lệ sản lượng khai thác biển - ngành quan trọng nhất trong sản xuất thủy sản - đã giảm từ 60% năm 2005 xuống dưới 50% năm 2009.

Khai thác thủy sản nước ngọt cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm chính cho người nghèo và vùng nông thôn. Ngành này chiếm hơn 8% tổng sản lượng thủy sản của khu vực.

Một ngành quan trọng khác đối với phát triển kinh tế là nuôi trồng thủy sản, năm 2005 chiếm khoảng 33% tổng sản lượng thủy sản, đã tăng lên 43% năm 2009. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản chủ yếu là dành cho XK, chỉ một tỉ lệ nhỏ dành cho tiêu thụ nội địa. Ngành nuôi trồng thủy sản ASEAN chiếm 17% sản lượng thế giới, tăng từ 3,7 triệu tấn năm 2000 lên 12,4 triệu tấn năm 2009. Vì vậy, đây là ngành có khả năng xóa bỏ chênh lệnh giữa cung và cầu của thủy sản làm thực phẩm khi nguồn cung từ thiên nhiên đang sụt giảm.

Ảnh hưởng của việc thay đổi cấu trúc ngành thủy sản Đông Nam Á

Trong nhiều thập kỷ qua, lạm thác luôn được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguồn lợi của các nghề cá thương mại quy mô nhỏ bị cạn kiệt mặc dù sản lượng thủy sản của khu vực có xu hướng tăng. Vì vậy, cần thiết phải tái tập trung quản lý các nghề cá của khu vực.

Nghề khai thác thủy sản

Nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật khai thác hiện đại, nghề khai thác biển phát triển mạnh, với số lượng tàu tăng, các loại ngư cụ hiệu quả cao hơn và thủy sản được khai thác ở nhiều ngư trường hơn. Ngoài cá nổi và cá đáy, các lòai có giá trị cao hơn như tôm, cua, mực, và các loài thủy sản có vỏ khác cũng được khai thác. Để duy trì nguồn lợi thủy sản, cần xem xét và ứng dụng các chiến lược và giải pháp hợp lý để phát triển và quản lý thủy sản.

Do cấu trúc nghề khai thác biển thay đổi nên số lượng tàu khai thác tăng. Số tàu thuyền công suất nhỏ chiếm hơn 70% tổng số tàu thuyền ở khu vực, trong đó nghề lưới kéo dùng để khai thác các loài cá có giá trị cao như tôm và mực cho XK và cá tạp để làm bột cá. Nghề vây cũng khai thác được sản lượng lớn cá nổi, đặc biệt cá ngừ đại dương cho XK và làm nguyên liệu cho ngành đóng hộp.

Ngành khai thác thủy sản chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống và lực lượng lao động của hộ gia đình đã thay đổi. Sau khi xuất hiện nghề khai thác bằng lưới kéo và lưới vây, sử dụng nhiều lao động, lao động địa phương và thủ công từ ngành khác đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển. Do nhu cầu lao động tiếp tục tăng nên lao động nước ngoài đã thâm nhập từ nhiều nước trong khu vực. Ví dụ, Myanma, Campuchia và Lào là những nguồn lao động chính cho ngành thủy sản Thái Lan, trong khi Bănglađét, Myanma và Inđônêxia là nguồn cung cấp lao động cho Malaixia.

Phát triển nuôi trồng thủy sản

Các vùng nước sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ao, hồ, bề chứa và khu vực ven biển và các loài nuôi chủ đạo là cá, tôm, nhuyễn thể và thủy sinh ở nước ngọt, nước lợ và môi trường biển. Trong những năm gần đây, các loài nuôi chính của khu vực Đông Nam Á gồm tôm (chủ yếu là tôm sú, tôm chân trắng), cá tra (đặc biệt là tại Việt Nam), cua, bào ngư và hàu. Ban đầu, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực chủ yếu do hộ gia đình thực hiện một cách lẻ tẻ bằng phương pháp sản xuất quảng canh quy mô nhỏ và bán thâm canh. Sau đó xuất hiện các trại nuôi thâm canh và phương pháp nuôi được cải thiện để đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo của thị trường XK. Điều này dẫn đến những thay đổi về cơ cấu sản xuất nuôi trồng thủy sản nhờ các chính sách quản lý hợp lý và quy hoạch khoa học.

Khi nuôi trồng thủy sản tiếp tục đạt được hiệu quả kinh tế cao và tăng trưởng nhanh, mô hình kinh tế cũng có những thay đổi. Cơ cấu nuôi trồng thủy sản thay đổi, từ quy mô nhỏ và chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên và lực lượng lao động địa phương, sang hoạt động sản xuất quy mô lớn, có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản đang gia tăng cho cả người tiêu dùng trong nước mà cả thị trường XK. nuôi trồng thủy sản tiếp tục tiếp tục tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, cần xem xét nhiều yếu tố để nuôi trồng thủy sản bền vững trong khu vực. Ví dụ, quy hoạch sử dụng mặt nước cần thận trọng, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng và lựa chọn giống hợp lý cho nuôi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt dự kiến sẽ tăng có thể tăng cường vai trò của nuôi trồng thủy sản trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực, trong khi sản xuất từ nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi trồng biển dự kiến cũng sẽ tăng.

Vì vậy, cần giảm sử dụng bột cá từ khai thác, bằng các nguồn protein thay thế. Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản biển xem là vai trò quan trọng trong việc tăng cường cả hai nguồn lợi thủy sản nước lợ và cá nổi nhỏ. Ngoài ra, việc xây dựng các vùng thâm canh nuôi thủy sản có giá trị cao, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất VSATTP, tăng cường bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, điều chỉnh cơ cấu thủy sản, cũng cần được ưu tiên phát triển kinh tế bền vững và an ninh lương thực.

Công nghệ chế biến thủy sản và sau thu hoạch

Sự tiến bộ của công nghệ chế biến và sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu các hàng hóa giá trị cao của các thị trường xuất khẩu là bước ngoặt lớn trong ngành thủy sản.

Sự tiến bộ của công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu hàng hóa giá trị cao của các thị trường XK là bước ngoặt lớn trong ngành thủy sản.

Trước đây, hầu hết sản phẩm thủy sản được bán trong nước cho tiêu thụ nội địa, nhưng đầu những năm 1980, nhu cầu cá đông lạnh cho XK tăng nhanh, hàng loạt cơ sở hạ tầng như kho lạnh với công suất đông lớn đã được xây dựng, và số lượng các DN thủy sản tăng lên nhanh chóng. Các thị trường chính của thủy sản khu vực tăng lên gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước châu Á khác. Vì thị trường được đa dạng hóa, nên cần các giải pháp để đáp ứng nhu cầu hàng hóa XK giá trị cao và các yêu cầu kèm theo.

Việc thay đổi cấu trúc hàng hóa và mở rộng thị trường buộc nhiều nước phải vượt qua các rào cản thương mại như các quy định về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản và các chính sách chống bán phá giá của các thị trường lớn. Mặc dù cơ cấu về chế biến thực phẩm thay đổi nhanh chóng tập trung chủ yếu về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng công nghệ sản xuất sản phẩm GTGT đang phát triển. Vì vậy, cần tập trung vào công nghệ chế biến thủy sản và sau thu hoạch để nâng cao giá trị nguồn lợi thủy sản ban đầu về chất lượng cũng như tăng khối lượng sản phẩm GTGT để phục vụ thị trường cao cấp và người tiêu dùng.

Triển vọng nguồn cung thủy sản và nhu cầu thủy sản của khu vực năm 2020

Tiêu thụ thủy sản thế giới dự kiến tăng mạnh trong những thập kỷ tới do dân số thế giới tăng và nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm có lợi cho sức khỏe thay đổi. Trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ tăng sức ép lên nguồn lợi tự nhiên. Dự báo nguồn cung thủy sản trong khu vực trong thập kỷ tới có thể chủ yếu là từ nuôi trồng thủy sản vì sản lượng từ khai thác sẽ giảm. Phần lớn sản lượng khai thác sẽ chủ yếu sử dụng làm bột cá để duy trì sản lượng nuôi trồng thủy sản. Do ngày càng có nhiều người ăn thủy sản vì quan tâm đến sức khỏe, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng sẽ gây sức ép lên nguồn cung .

Ngoài ra, nhiều nước trong khu vực có mục tiêu tăng XK, vì vậy, nguồn cung và nhu cầu của những nước này dự kiến tăng trong thập kỷ tới.

Kết luận

Với vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực và kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực, Đông Nam Á phải phát triển và quản lý ngành thủy sản một cách bền vững trong đó cần xem xét và áp dụng các phương pháp tiếp cận dự phòng để ngành thủy sản khu vực phát triển bền vững.

Vietfish
Đăng ngày 01/04/2013
Hằng Vân biên dịch Fish for People
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 06:07 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 06:07 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 06:07 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 06:07 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 06:07 07/10/2024
Some text some message..